Giấy tờ tùy thân là các giấy tờ mà công dân thường mang theo người. Tuy được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày; nhưng nhiều người vẫn không biết giấy tờ tùy thân cụ thể là những giấy tờ gì? Ai được quyền giữ các loại giấy tờ này. Ví dụ như trong trường hợp thuê nhà nghỉ; thì chủ nhà nghỉ được quyền giữ giấy tờ tùy thân khách thuê phòng không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ
Nghị định 130/2008/NĐ-CP
Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự
Thế nào là giấy tờ tùy thân ?
Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ cá nhân là những loại giấy tờ; có thể giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người cụ thể; các giấy tờ này là các giấy tờ cần mang theo khi ra đường. Phạm vi các loại giấy tờ tùy thân được xác định tùy vào quy định pháp luật của từng quốc gia. Nhưng nhìn chung các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân (hay thẻ căn cước); hộ chiếu, thẻ công dân, thẻ cư trú…. đều được coi là giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên; trên phương diện pháp luật thì đến nay chưa có văn bản nào định nghĩa giấy tờ tùy thân là gì.
Giấy tờ tùy thân bao gồm những gì ?
Tuy chưa có quy định cụ thể về giấy tờ tùy thân nhưng một số nghị định cũng đã khẳng định một số giấy tờ được coi là giấy tờ tùy thân. Nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ đã khẳng định giấy chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân. Ngoài ra, về xuất nhập cảnh, hộ chiếu quốc gia có thể được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân (Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014) được coi giấy tờ tùy thân. Bên cạnh đó, Nghị định 130/2008/NĐ-CP lại có quy định Giấy chứng minh sĩ quan được cấp để thực hiện các giao dịch dân sự.
Nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ này trong thành phần hồ sơ của đương sự. Cụ thể, đối với Luật Công chứng thì được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: chứng minh nhân dân, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu…Đối với Bộ luật Lao động thì cũng được hiểu là chứng minh nhân dân, khai sinh, sổ hộ khẩu của người lao động. Đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì giấy tờ của người nước ngoài được hiểu là hộ chiếu hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài như thẻ thường trú, tạm trú.
Như vậy, căn cứ các quy định nói trên thì hiện nay; chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân. Một số giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể cũng có thể được xác định là giấy tờ tùy thân của công dân.
Chủ nhà nghỉ được quyền giữ giấy tờ tùy thân khách thuê phòng không?
Theo quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 5 Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP; quy định điều kiện về an ninh; trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; có quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú về kiểm tra thông tin của khách lưu trú; có quy định:
– Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú; gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.
Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân; thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã; phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.
– Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý; (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
– Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ; ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Như vậy theo quy định về lưu trú nêu trên; thì quản lý nhà nghỉ; khách sạn được quyền giữ giấy tờ tùy thân của khách trong thời gian thuê phòng. Và phải thực hiện việc trả lại khi khách trả phòng, rời đi.
Trường hợp chủ nhà nghỉ không kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách thuê phòng
Việc khách thuê phòng nghỉ theo quy định; thì bắt buộc chủ nhà nghỉ phải ghi thông tin của khách lưu trú vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ; và thông báo lưu trú với cơ quan Công an xã, phường; thị trấn sở tại khi khách thuê phòng không có giấy tờ tùy thân.
Nếu không lấy giấy tờ tùy thân của khách; và cũng không thực hiện việc ghi thông tin của khách lưu trú vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ; và không thông báo lưu trú với cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; thì theo quy định tại khoản 1 điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; thì trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
d) Không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
c) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;“
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú
- Vay tiền không giấy tờ thì phải làm thế nào?
- Mang giấy tờ gì để đi khám ở Hà Nội khi đang giãn cách?
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Chủ nhà nghỉ được quyền giữ giấy tờ tùy thân khách thuê phòng không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 31 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định:
“1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.“
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định:
“Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;”
Như vậy trường hợp không đăng ký tạm trú có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Khoản 3 Điều 31 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định:
“Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.“