Crack phần mềm có vi phạm pháp luật hay không?

bởi Luật Sư X
Lưu ý khi mua đất đang thế chấp cầm cố sổ đỏ

Thời đại công nghệ thông tin, đi với nó là hàng loạt ứng dụng tiện lợi ra đời. Ai cũng nghe nhiều từ ngữ crack hay dễ hiểu là chuyển phần mềm có thu phí thành miễn phí khi sử dụng. Điều này gây tổn hại rất lớn cho người tạo ra phần mềm đó. Vậy pháp luật sẽ xử lí vấn đề crack phần mềm như thế nào? 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Crack phần mềm là gì?
Pháp luật Việt nam chưa có định nghĩa về “crack phần mềm”. Crack có thể hình dung là hành động bẻ khóa truy cập vào phần mềm một cách lén lút, ăn trộm phần mềm, làm cho một sản phẩm phần mềm từ trả phí, có đăng ký bản quyền, có thể sử dụng trở thành miễn phí khi được kích hoạt.

2. Crack có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Rõ ràng đây là hành vi vi phạm pháp luật về xâm phạm quyền tác giả, cụ thể là hành vi vô hiệu hóa mã kích hoạt, các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu tạo ra nhằm mục đich bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm của họ căn cứ khoản 12 Điều 28 luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 

Nếu vi phạm sẽ có hai hình thức xử phạt cho tội danh này, cụ thể như sau: 

Xử phạt hành chính căn cứ tại Điều 211 luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

Tùy vào hành vi và mức độ vi phạm mà chính phủ quy định mức xử phạt và thủ tục xử phạt tương ứng.

Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính
1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Xử lí hình sự căn cứ tại Điều 212 luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Khi cấu thành tội phạm theo Điều 225 về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan của bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung:

  • Đối với cá nhân phạm tội có thể bị phạt tiền lên đến 1.000.000.0000 đồng và phạt tù lên đến 03 năm tùy vào mức độ và thiệt hại gây ra cho chủ sở hữu. 
  • Đối với pháp nhân thương mại vi phạm có thể bị xử phạt lên đến 3.000.000.000, đồng thời đình chỉ hoạt động có thời hạn lên đến 02 năm. 
  • Ngoài ra có thể kèm theo một số mức phạt khác. 

Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đương nhiên là sử dụng miễn phí lúc nào cũng là chính sách tiết kiệm và mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người sử dụng, nhưng hãy cẩn thận với việc làm này vì đôi khi chính việc tưởng như nhỏ bé ấy sẽ mang lại hậu quả lớn đấy…

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

4.3/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm