Chào Luật sư, trong thời gian qua, tôi có quen một anh bạn người Hàn Quốc. Sau thời gian tìm hiểu, chúng tôi quyết định kết hôn với nhau. Hiện tại, tôi đang có hộ khẩu thường trú tại xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định; Chồng sắp cưới của tôi hiện cũng đang sinh sống và làm việc tại đây. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi, trong trường hợp này, việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài của tôi sẽ được thực hiện ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là vấn đề diễn ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Nó tồn tại qua những cách thức khác nhau. Nhưng tựu chung lại, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ pháp luật khác nói riêng. Vậy, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đề này? Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài phát sinh khi nào? Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở đâu?….Mọi thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp cho bạn đọc thông qua bài viết này.
Thế nào là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài?
Theo Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
- Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài: Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam; bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch.
- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam: Là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
- Giữa người Việt Nam với nhau mà có ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập; thay đổi; chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài; hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn với công dân Pháp tại cơ qua có thẩm quyền của Pháp; và theo pháp luật của Pháp. Sau khi kết hôn, họ về Việt Nam sinh sống. Quan hệ giữa hai bên là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Áp dụng pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Theo điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài; mỗi bên phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình về điều kiên kết hôn. Việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; thì người nước ngoài việc phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân và phải tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam về các điều kiện kết hôn.
- Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; thì người nước ngoài phải tuân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Nghị định số 126/2014/NĐ-CP thì việc thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được xác định như sau:
- UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam; hoặc của một trong hai người nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành ở Việt Nam. Trường hợp công dân Việt Nam chưa có hộ khẩu thường trú; nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn; thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tạm trú của công dân Việt Nam sẽ thực hiện việc đăng ký kết hôn đó.
- UBND cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới; thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng; trong trường hợp họ thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
- Cơ quan đại diện ngoại giao; Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; thực hiện việc đăng ký kết hôn đối với công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại nước ngoài.
- Cơ quan đại diện ngoại giao; Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp bạn đưa ra sẽ là UBND cấp tỉnh nơi thường trú của bạn. Ngoài ra, bạn cần đáp ứng đầy đủ các thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đăng ký kết hôn
- Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2 mới nhất theo quy định pháp luật
- Kết hôn giả để nhập quốc tịch Mỹ có thể bị phạt 5 năm tù và 250.000 USD
- Điều kiện đăng ký tạm trú theo quy định
Giải quyết vấn đề
Việc đăng lý kết hôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì thông qua việc đăng ký kết hôn, giúp Nhà nước kiểm soát được việc tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn; theo dõi được những biến động và thực trạng của việc đăng kí kết hôn nói chung; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Bên cạnh đó, việc đăng ký kết hôn còn giúp Nhà nước phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc vi phạm các điều kiện kết hôn. Vấn đề đăng ký kết hôn nói chung, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của nhiều chủ thể; những thắc mắc như “đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở đâu?” luôn là câu hỏi mà ta thường xuyên bắt gặp,…
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở đâu?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ lsx: 0933102102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì UBND cấp xã là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn trong trường hợp này.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
“1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”.
Do đó, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài; chủ thể quan hệ hôn nhân này phải tuân thủ pháp luật của cả hai quốc gia về hôn nhân và gia đình; các luật liên quan khác.
Theo quy định tại Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Điều 469 Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của công dân thường trú tại Việt Nam sẽ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của công dân Việt Nam có nơi cư trú tại khu vực biên giới với công dân nước láng giềng có cùng nơi cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện.