Chào Luật sư! Em gái tôi có nhờ tôi bảo lãnh trong một hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, tôi không rõ nếu tôi bảo lãnhnhuw vậy thì có phải chịu trách nhiệm gì không? Nghĩa vụ của bên bảo lãnh trong giao dịch bảo đảm là gì? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Thông tư số 07/2015/TT-NHNN
Nội dung tư vấn
Bảo lãnh là gì?
Căn cứ theo Điều 335 của Bộ luật dân sự 2015 quy định khái niệm bảo lãnh như sau:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh); nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Như vậy, bảo lãnh là một hình thức đảm bảo khá phổ biến; mang tính rủi ro thấp. Đồng thời mục đích của quy định này nhằm tạo điều kiện để thực hiện được các công việc liên quan nhanh chóng.
Ví dụ: A đến ngân hàng X vay vốn hợp đồng có bảo lãnh; Người bảo lãnh là B. Ngân hàng sẽ xem xét tình hình tài chính, tư cách pháp nhân; phương án kinh doanh để quyết định xem có bảo lãnh hay không. Nếu B tự nguyện bảo lãnh và đủ điều kiện, các bên sẽ tiến hành làm hợp đồng bảo lãnh.
Chủ thể của bảo lãnh
Người bảo lãnh là gì?
Người bảo lãnh là người cam kết với bên có quyền trong quan hệ dân sự sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ; nếu khi đến hạn mà người có nghĩa vụ hoặc theo thỏa thuận chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện.
Người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình; hoặc bằng việc thực hiện nghĩa vụ. Khi nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ thì tất cả những người này phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Người được bảo lãnh là gì?
Bên được bảo lãnh là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo lãnh đó. Họ có thể biết ; hoặc không biết về việc xác lập quan hệ bảo lãnh để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng đều phải hoàn trả cho bên bảo lãnh các lợi ích mà bên đó đã thay mình thực hiện.
Đối tượng của bảo lãnh
Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, để thực hiện được cam kết đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Nếu người bảo lãnh không có tài sản hoặc công việc phù hợp thì không đủ điều kiện để bảo lãnh.
Lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Vì vậy người bảo lãnh phải bằng một tài sản; hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh. Người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.
Phạm vi bảo lãnh
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi; tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại; nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nhiều người bảo lãnh một nghĩa vụ được không?
Theo Bộ luật dân sự 2015, nhiều người có thể cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ. Trường hợp này các cá nhân phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh; trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.
Bên có quyền có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
Quyền của bên bảo lãnh trong giao dịch bảo đảm là gì?
- Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh.
- Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.
- Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh tài sản bảo đảm (nếu có).
- Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).
- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
- Thu phí bảo lãnh; điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.
- Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực
- Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
- Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh
- Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.
- Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình;
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh trong giao dịch bảo đảm là gì?
- Có trách nhiệm cung cấp các thông tin; tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh.
- Thực hiện đầy đủ; đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 21 Thông tư 07/2015/TT-NHNN
- Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.
- Chậm nhất sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; phải có văn bản trả lời bên khiếu nại.
- Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn đối với bên nhận bảo lãnh việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành.
- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, nghĩa vụ của bên bảo lãnh được quy định cụ thể theo quy định. Khi tham gia giao dịch bảo đảm với vai trò là người bảo lãnh, bạn cần tìm hiểu các quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Pháp luật quy định như thế nào về quyền đòi lại tài sản?
- Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?
- Có được ủy quyền việc phân chia di sản thừa kế không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Nghĩa vụ của bên bảo lãnh trong giao dịch bảo đảm là gì? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Theo khoản 6 điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền của bên thế chấp, bên thế chấp được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Như vậy, việc cho thuê nhà đang thế chấp ngân hàng là hoàn toàn hợp pháp tuy nhiên cần phải báo trước cho bên thuê về việc căn nhà đang bị thế chấp.
Nhà nước giao trong hạn mức đối với đất nông nghiệp.
Đất được thu tiền sử dụng khi Nhà nước giao.
Đất được trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với đất đi thuê.
Đất đã được Nhà nước công nhận có quyền sử dụng đất.
Đăng ký việc cầm cố là việc công nhận và chứng thực về phương diện pháp lí quan hệ dân sự được bảo đảm bằng tài sản cầm cố.
Đăng kí việc cầm cố là thủ tục do pháp luật quy định. Đối với tài sản mà pháp luật dân sự quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì việc dùng tài sản đó cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là thủ tục bắt buộc.