Hiện nay, việc thuê khoán tài sản đang khá phổ biến. Đây được xem là hình thức thuê tư liệu sản xuất để kinh doanh. Khi đó bên thuê và bên cho thuê cần lập hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện cũng như lợi ích của các bên. Vậy hợp đồng thuê khoán tài sản là gì? Nó được pháp luật quy định như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm hợp đồng thuê khoán tài sản
Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê khoán tài sản được xác lập trên căn cứ nào?
Hợp đồng thuê khoán tài sản là một trong các hợp đồng dân sự thông dụng. Vì vậy nó được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể của hợp đồng mà hợp đồng còn có thể được xác lập và điều chỉnh dựa trên các quy định của pháp luật chuyên ngành như: Luật đất đai 2013, Luật đấu thầu 2013, Luật nhà ở 2014, Luật Lâm nghiệp 2017,…
Chủ thể giao kết hợp đồng thuê khoán tài sản
Chủ thể của loại hợp đồng này bao gồm bên cho thuê khoán và bên thuê khoán (Điều 483 BLDS 2015), cụ thể:
- Nếu bên cho thuê khoán là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự, đủ điều kiện thực hiện các quyền và nghĩa vụ phù hợp với quan hệ cho thuê khoán tài sản. Nếu bên cho thuê khoán là pháp nhân thì phải có đủ năng lực pháp luật dân sự. Bên cho thuê khoán có thể là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản được thuê khoán hoặc là người có thẩm quyền cho thuê khoán đất, rừng, mặt nước,… chưa khai thác theo quy định của pháp luật.
- Bên thuê khoán có thể là cá nhân, pháp nhân (có tư cách pháp nhân), hộ gia đình, tổ hợp tác và phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp lực dân sự do pháp luật quy định.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Bên thuê khoán
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoán trong hợp đồng thuê khoán tài sản:
- Yêu cầu bên cho thuê khoán giảm hoặc miễn tiền thuê khoán nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
- Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận;
- Báo cho bên cho thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản;
- Trả đủ tiền thuê khoán;
- Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của bên thuê khoán trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán;
- Tự sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận;
- Trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp;
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Bên cho thuê khoán
Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê khoán trong hợp đồng thuê khoán tài sản:
- Yêu cầu bên thuê khoán báo cáo đột xuất về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản;
- Giao tài sản thuê khoán cho bên thuê khoán theo đúng thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó;
- Bảo đảm tài sản thuê khoán trong tình trạng như đã thỏa thuận;
- Bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng khuyết tật của tài sản thuê khoán, trừ những hư hỏng mà theo thỏa thuận bên thuê khoán phải chịu trách nhiệm sửa chữa;
- Bảo đảm quyền sử dụng tài sản thuê khoán ổn định trong thời hạn thuê khoán tài sản;
- Thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán;
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Đối tượng hợp đồng thuê khoán
Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết khác. Theo Điều 487 Bộ luật Dân sự 2015 thì các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị của tài sản thuê khoán khi giao tài sản thuê khoán.
Giá cả và thời hạn thuê khoán
Giá thuê khoán là khoản tiền mà bên thuê khoán phải trả cho bên cho thuê khoán. Giá thuê khoán sẽ do các bên thoả thuận. Nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá xác định khi đấu thầu. Phương thức trả tiền thuê do các bên tự thoả thuận.
Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận mà không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.
Có thể bạn quan tâm
- Có được phép cho thuê lại nhà đã thuê?
- Cách thức cho thuê lại nhà đang thuê
- Chủ nhà bán nhà khi chưa hết thời hạn cho thuê thì có được phép không?
- Cho thuê nhà đang thế chấp ngân hàng có hợp pháp theo quy định không?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Hợp đồng thuê khoán tài sản”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
Đối tượng có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết khác.
Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận mà không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.