Chào luật sư. Hiện tại tôi đang gặp vấn đề với hàng xóm của mình. Tôi vừa chuyển vào khu dân cư hiện tại. Và có một bác gái nhà đối diện thường có những lơi nói xúc phạm. Đồng thời bác này lan truyền thông tin sai sự thật về tôi, bôi nhọ danh dự của tôi. Khiến cho danh dự của tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi có qua nhà bác nói chuyện về vấn đề này. Tuy nhiên bác gái này lại nói là đấy là bình thường, tôi không làm thì không cần phải sang giải thích làm gì. Từ ngày hôm đó, tình trạng lan truyền thông tin sai sự thật vẫn được bác gái thực hiện. Vì vậy tôi muốn hỏi Luật sư muốn tố cáo người bôi nhọ danh dự mình phải làm như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Với thắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Danh dự là gì?
Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một cá nhân hoặc tập thể trên phương diện đạo đức. Hay phẩm chất chính trị và năng lực. Việc bôi nhọ danh dự; nhân phẩm người khác là những hành vi truyền bá thông tin sai sự thật. Gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 cũng như Bộ luật Dân sự năm 2014. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Có quyền được bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Muốn tố cáo người bôi nhọ danh dự mình phải làm như thế nào?
Theo như thông tin mà Quý khách hàng cung cấp. Chúng tôi nhận thấy việc bà hàng xóm chửi bới và bôi nhọ danh dự người khác là vi phạm pháp luật. Và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn có thể làm các bước như sau.
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự. Bạn cần yêu cầu người lan truyền thông tin sai sự thật trên đứng ra bác bỏ thông tin. Tránh việc thông tin sai sự thật trên làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín. Ngoài ra bạn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Việc xác định thiệt hại sẽ dựa trên thiệt hại thực tế mà bạn phải chịu khi có thông tin sai sự thật trên. Và thiệt hại về tinh thần khi bị bôi nhọ danh dự.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm trên mạng lại. Nhận thấy hành vi có dấu hiệu hình sự hay là hành vi vi phạm hành chính. Bạn có thể là đơn tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hoặc theo quy định của Luật Tố cáo.
Một số lưu ý trước khi là đơn đó là bạn phải có năng lực hành vi dân sự (không bị mất năng lực hành vi dân sự).
Làm đơn tố cáo khi xác định là vi phạm có dấu hiệu hình sự
Trong trường hợp nhận thấy hành vi bôi nhọ danh dự của bà hàng xóm trên đã có dấu hiệu hình sự. Bạn cần phải viết Đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên bạn cần xác định được chính xác việc bà hàng xóm trên có năng lực trách nhiệm hình sự hay không. Tránh tình trạng người bị tố cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự. Gây nên tình trạng khó khăn trong việc làm đơn cũng như giải quyết vấn đề.
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Công dân có thể tố giác hành vi có dấu hiệu hình sự tới cơ quan công an, Viện kiểm sát ở bất cứ đâu… Và các cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Theo đó đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Sau khi nộp đơn tố cáo. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết về hành vi bôi nhọ danh dự của bà hàng xóm trên.
Làm đơn tố cáo khi xác định là hành vi vi phạm hành chính
Trong trường hợp nhận thấy hành vi của bà hàng xóm trên không có dấu hiệu hình sự. Mà chỉ là hành vi vi phạm hành chính. Thì căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Luật Tố cáo năm 2018.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy có thể thấy bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Hoặc đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan công an để được giải quyết. Hoặc hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi bôi nhọ danh dự của bà hàng xóm trên.
Xem thêm bài viết có liên quan
Chửi bới và bôi nhọ danh dự người khác có vi phạm pháp luật không?
Nói xấu bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào ?
Kể lại giấc mơ xấu về người khác có bị coi là vu khống họ không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là các phân tích về vấn đề “Muốn tố cáo người bôi nhọ danh dự mình phải làm như thế nào”. Khi Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề trên cũng như các vấn đề pháp lý khác. Quý khách hàng có thể gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.cm/Luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Câu hỏi thường gặp
Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một cá nhân hoặc tập thể trên phương diện đạo đức. Hay phẩm chất chính trị và năng lực. Việc bôi nhọ danh dự; nhân phẩm người khác là những hành vi truyền bá thông tin sai sự thật. Gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Đơn tố cáo cần thông tin sau:
Ngày, tháng năm tố cáo; Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; Người bị tố cáo và các thông tin có liên quan; Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Công dân có thể tố giác hành vi có dấu hiệu hình sự tới cơ quan công an, Viện kiểm sát ở bất cứ đâu… Và các cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Đối với hành vi là vi phạm hành chính. Người làm đơn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Hoặc đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan công an để được giải quyết. Hoặc hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi bôi nhọ danh dự của bà hàng xóm trên.