Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế là quyền cơ bản của mọi công dân. Khi phát sinh quan hệ thừa kế, những người thừa kế sẽ quan tâm đến thời điểm mở thừa kế là khi nào? Đê tìm hiểu vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X:
Căn cứ pháp lý
Thời điểm mở thừa kế là khi nào?
Khi một người chết thì phát sinh việc thừa kế di sản của người ấy. Vì vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản (hay còn gọi là người để lại di sản) chết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì:
“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.” Đó là mốc thời gian kể từ thời điểm đó quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của một người (người để lại di sản) chấm dứt; đồng thời các quyền và nghĩa vụ này được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thông thường, nếu một người chết mà mọi người đều biết; thì thời điểm người để lại di sản chết là thời điểm người đó trút hơi thở cuối cùng. Căn cứ để xác định thời điểm mở thừa kế là ghi chép trong giấy khai tử về giờ; ngày, tháng, năm người để lại di sản chết.
Ý nghĩa của thời điểm mở thừa kế?
Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng vì thời điểm mở thừa kế là thời điểm để xác định:
– Thứ nhất, những tài sản và nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản khi người đó chết bao gồm những gì; giá trị là bao nhiêu;…. để giải quyết việc phân chia di sản cho những người thừa kế.
– Thứ hai, xác định được người thừa kế tại thời điểm mở thừa kế.
– Thứ ba, Thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa về mặt thời hiệu. Theo đó, việc từ chối nhận di sản, khởi kiện về quyền thừa kế phải tiến hành trong một thời gian nhất định kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thứ tư: việc xác định thời điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản và phân chia di sản.
Cách xác định địa điểm mở thừa kế?
Trong suốt cuộc đời, một người có thể sinh sống lần lượt ở nhiều nơi và tại mỗi nơi từng sinh sống đều có thể có hoặc không có những tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình. Vì vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
” Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”
Điều này có nghĩa là việc xác định địa điểm mở thừa kế có thể theo nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của người để lại di sản và tuân theo thứ tự sau:
- Địa điểm mở thừa kế là nơi cuối cùng của người để lại di sản vì nơi cư trú cuối cùng thường là nơi người đó có tài sản; nơi tập trung các giao dịch dân sự của người để lại di sản khi còn sống; nơi phát sinh các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người đó; nơi người đó thực hiện các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản. Vì vậy, đó là nơi thuận tiện cho việc xác định và phân chia di sản.
- Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản. Trong trường hợp người để lại di sản có tài sản ở nhiều nơi; thì nơi nào có phần lớn tài sản của người đó sẽ được xác định là nơi mở thừa kế.
Xem thêm: Thủ tục mở thừa kế
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Thời điểm mở thừa kế là khi nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể tiến hành thủ tục mở thừa kế là tất cả những người thừa kế theo di chúc; hoặc theo pháp luật của người để lại di sản. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục mở thừa kế là tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh; thành phố nơi có bất động sản.
Trường hợp người thừa kế là cá nhân phải là người sinh ra; và còn sống sau thời điểm mở thừa kế; nhưng đã hình thành thai trước khi người để lại di sản chết; là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Những người chết trong cùng một thời điểm không được hưởng thừa kế của nhau; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ một số trường hợp theo luật định.
Việc từ chối nhận di sản có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại điều 620 BLDS 2015:
Việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác; người được giao nhiệm vụ phân chia di sản; và việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.