Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp theo quy định

bởi TranDinhDuy
Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp

Khi cá nhân làm bất cứ việc gì đó điều họ mong muốn nhận lại khi sức khoẻ đã suy giảm; hay kinh tế không ổn định. Họ luôn muốn được sự trợ giúp từ xã hội những khoản tiền để trang trải cuộc sống. Do đó việc lo ngại khi thất nghiệp không có kinh tế là điều tất yếu của con người trong các mối quan hệ xã hội. Vậy công thức tính bảo hiểm thất nghiệp hiện nay như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lí

Luật việc làm 2013

Nghị định 28/2015/NĐ-CP

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì:

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

– Trợ cấp thất nghiệp;

– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

– Hỗ trợ Học nghề;

– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Về đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:

(1) Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

(2) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài; tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh; tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn;Tính đến thời điểm hiện tại, mức lãnh bảo hiểm thất nghiệp được quy định rõ ràng tại Điều 50, Luật Việc làm năm 2013, cụ thể cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau: sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định.

Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2021

Tính đến thời điểm hiện tại; mức lãnh bảo hiểm thất nghiệp được quy định rõ ràng tại Điều 50 Luật Việc làm năm 2013; cụ thể cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Mức hưởng hàng tháng = Mức trung bình tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của 06 tháng gần nhất trước khi thất nghiệp * 60%.

Mức hưởng lương hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở; với người lao động thực hiện chế độ lương theo quy định của Nhà nước; hoặc sẽ không quá 5 lần so với quy định về mức lương cơ bản tối thiểu của vùng đối với người lao động thực hiện chế độ lương; do bên người sử dụng lao động đưa ra.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc

Hình ảnh minh hoạ cho việc đóng bảo hiểm xã hội

Việc đóng bảo hiểm thất nghiệp có cần thiết phải liên tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp không. Hiện nay Theo quy định này, việc đóng bảo hiểm xã hội không liên tục hay liên tục; đều được cộng từ lúc bắt đầu đóng đến khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa được hưởng.

Ví dụ 1:

Ông A làm nhà nước, đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng; với mức lương trung bình 6 tháng cuối cùng 13 triệu đồng/tháng. Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp của ông A được tính như sau:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa = lương cơ sở * 5 = 1,49 * 5 = 7,45 triệu đồng/tháng
  • Trợ cấp thất nghiệp theo công thức = 13 * 60% = 7,8 triệu đồng/tháng

Vì không thể vượt quá mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa nên ông A được hưởng 7,45 triệu đồng/tháng trong thời hạn 3 tháng.

Ví dụ 2:

Bà B đóng bảo hiểm thất nghiệp được 62 tháng khi làm việc tại doanh nghiệp tư nhân ở vùng 2 với mức lương trung bình 6 tháng cuối cùng là 6 triệu đồng/tháng. Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà C được tính như sau:

  • 36 tháng đầu tiên: hưởng 3 tháng trợ cấp
  • 23 tháng tiếp theo: hưởng 2 tháng trợ cấp
  • 2 tháng còn lại: cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo

Như vậy bà C được hưởng 5 tháng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng mỗi tháng là 6 * 60% = 3,6 triệu đồng/tháng

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp trên 5 năm

Theo quy định trên thì cứ tham gia đóng đủ từ 12 tháng đến đủ 36 tháng đóng bảo hiểm đầu tiên; sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó anh cứ đóng được thêm được đủ 12 tháng; thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, làm việc được 5 năm thì sẽ được hưởng 05 tháng trợ cấp thất nghiệp; sẽ được lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng sau khi thực hiện thủ tục khai báo việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi anh đăng ký hưởng.

Nếu như không nên thông báo tìm kiếm việc làm sẽ bị tạm dừng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp; còn nếu có việc làm mới sẽ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm; nơi đang hưởng để thông báo làm thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau khi làm việc 5 năm; phải đáp ứng được toàn bộ những điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; theo quy định Luật Việc làm năm 2013, bao gồm:

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013; bạn phải đủ các điều kiện sau đây mới có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp:

  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ một số trường hợp:
  • Đáp ứng đủ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian nhất định
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ một số trường hợp.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; công ty tạm ngừng kinh doanh… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ bao gồm 4 bước sau đây:
– Bước 1:  Nộp hồ sơ để hưởng BHTN tại các trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian không quá 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.
– Bước 2: Trong vòng không quá 20 ngày, bạn sẽ được nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp/văn bản từ chối tại trung tâm dịch vụ việc làm.
– Bước 3: Trong vòng không quá 5 ngày từ ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp, bạn cần đến cơ quan BHXH để nhận trợ cấp tháng đầu tiên.
– Bước 4: Đến cơ quan, trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo tìm kiếm việc làm mới theo quy định.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ BHTN sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
* Sổ bảo hiểm xã hội
* Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp TN (theo mẫu quy định của nhà nước)
* Bản sao có chứng thực/bản chính một trong các giấy tờ sau:
– Hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc hoàn thành công việc;
– Giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc công việc thời vụ (có thời hạn 03 – 12 tháng);
– Quyết định thôi việc;
– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
– Quyết định sa thải;
– Thông báo/thỏa thuận chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm