Nhiều người thắc mắc quỹ đầu tư phát triển là gì? Quy định mới nhất về quỹ đầu tư phát triển cụ thể như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu về loại quỹ này qua bài viết bên dưới.
Căn cứ pháp lý
Quỹ đầu tư phát triển là gì?
Quỹ đầu tư phát triển là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm: Vốn điều lệ do chủ sở hữu cấp; Quỹ đầu tư phát triển; các nguồn vốn khác của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Quỹ đầu tư phát triển là tài khoản gì?
Theo Thông tư 200, để hạch toán Quỹ đầu tư phát triển, chúng ta sử dụng Tài khoản 414.
Tài khoản 414 – Quỹ đầu tư phát triển là tài khoản sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Sử dụng quỹ đầu tư phát triển như thế nào?
Quỹ đầu tư phát triển địa phương lựa chọn các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng (hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư – PPP và hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC) hoặc thực hiện dự án đầu tư; các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo Điều 4 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP:
- Tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ.
- Thực hiện cho vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiện theo quy định.
Phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm:
- Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Nghị định số 147/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan;
- Cho vay các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ;
- Đầu tư các dự án, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ;
- Ủy thác cho vay, đầu tư; nhận ủy thác quản lý các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
- Thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Việc thực hiện cho vay hay các hoạt động của tổ chức tài chính đúng luật, đúng đối tượng cũng như đảm bảo điều kiện quy định cụ thể.
Hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương
Về hoạt động đầu tư
Quỹ đầu tư phát triển địa phương lựa chọn các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng (hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư – PPP và hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC) hoặc thực hiện dự án đầu tư; các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương không được đầu tư trong các trường hợp sau: Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp, thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương; góp vốn cùng công ty con để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng.
Về hoạt động cho vay
Quỹ đầu tư phát triển địa phương khi cho vay phải đảm bảo các điều kiện cho vay sau đây: Chủ đầu tư thuộc đối tượng cho vay quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này; dự án vay vốn được Quỹ đầu tư phát triển địa phương thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, chủ đầu tư có khả năng trả được nợ vay; dự án vay vốn tuân thủ quy định của pháp luật đầu tư; chủ đầu tư mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm.
Thời hạn cho vay phụ thuộc vào từng dự án trên cơ sở kết quả thẩm định, khả năng thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 15 năm. Trường hợp cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa, Quỹ đầu tư phát triển địa phương thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Về hoạt động nhận ủy thác và ủy thác
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư; cho vay và thu hồi nợ; cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ ngân sách nhà nước, từ các ngân hàng chính sách, từ các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nhận ủy thác quản lý nguồn vốn, hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương. Đồng thời, Quỹ đầu tư phát triển địa phương được ủy thác hoạt động nghiệp vụ cho các tổ chức tín dụng và các ngân hàng chính sách thực hiện. Việc ủy thác phải được thực hiện bằng văn bản ủy thác giữa Quỹ với tổ chức nhận ủy thác.
Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp được dùng vào mục đích gì?
Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp được dùng vào mục đích sau:
- Đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh;
- Đổi mới, thay thế hoàn chỉnh máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật;
- Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp
- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân viên trong doanh nghiệp;
- Bổ sung vốn;
- Trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung của Tổng công ty (Nếu là thành viên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định hàng năm và được sử dụng cho các mục tiêu quy định trong quy chế tài chính Tổng công ty.
Đối với quỹ đầu tư phát triển trong doanh nghiệp được dùng vào mục đích chính là đầu tư mở rộng hoạt động, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Quỹ này không được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay những trách nhiệm khác của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Quỹ đầu tư phát triển là gì? Quy định mới nhất năm 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; tạm ngừng kinh doanh; giải thể công ty tnhh 2 thành viên… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương là người giữ các chức danh, chức vụ bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý, Trưởng Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc/Giám đốc (sau đây gọi tắt là Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc/Phó Giám đốc (sau đây gọi tắt là Phó Giám đốc), Kế toán trưởng.
1. Có vốn điều lệ thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn 300 tỷ đồng.
2. Có đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
3. Có dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phù hợp với quy định tại Điều 8 Nghị định này.