Công an là mơ ước của rất nhiều bạn. Tuy nhiên, vì một vài lý do khách quan mà người làm trong ngành công an muốn ra khỏi ngành. Vậy khi muốn ra khỏi ngành công an cần làm đơn như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu đơn xin ra khỏi ngành công an mới nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bỏ ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 46/2010/NĐ-CP
Đơn xin ra khỏi ngành công an
Trước khi tìm hiểu về mẫu đơn xin ra khỏi ngành công an, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn nội dung quyền lợi khi ra khỏi ngành công an
Căn cứ theo Điều 39 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH và Điều 16 của Nghị định 103/2015/NĐ-CP thì sĩ quan, hạ sĩ quan thôi phục vụ trong CAND mà không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành thì xuất ngũ về địa phương và được hưởng các chế độ sau:
– Được trợ cấp tạo việc làm theo quy định của Nhà nước; được ưu tiên vào học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác; được ưu tiên tuyển chọn theo các chương trình hợp tác đưa người đi lao động nước ngoài.
– Được hưởng chế độ bảo hiểm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Điều 60 Luật BHXH năm 2014 quy định rằng: “Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí” khi xuất ngũ mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu sẽ được hưởng BHXH một lần.
Mẫu đơn xin ra khỏi ngành công an
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
……….…ngày….tháng…..năm.……….…
ĐƠN XIN NGHỈ RA KHỎI NGÀNH
Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………..
Tên tôi là: …………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………
Hiện đang làm việc tại đơn vị: ………………………………………………………………..
Nay tôi viết đơn này mong muốn được rời ngành công an do:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những nội dung trong đơn là đúng sự thật. Nếu có sai xót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức và trước pháp luật.
Rất mong quý cơ quan cấp trên xem xét và giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Người làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên)
Cách viết đơn xin ra khỏi ngành công an
Khi viết đơn xin nghỉ việc, cái khó viết nhất đó là lý do xin nghỉ việc. Viết lý do như thế nào để không mất lòng cấp trên mà vẫn thuyết phục cũng như giữ gìn hình ảnh bản thân. Dưới đây là một vài ví dụ Luật sư X đưa ra mà bạn có thể tham khảo.
Các lý do nghỉ việc chính đáng
- Không phù hợp với văn hóa công ty
- Mẫu thuẫn với cấp trên
- Thay đổi chỗ ở
- Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng
- Không có cơ hội phát triển, thăng tiến
- Có cơ hội việc làm tốt hơn
- Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
- Đi học, nâng cao trình độ
- Nghỉ hưu
Bày tỏ lời cảm ơn
Một công việc dù vui vẻ hay không cũng sẽ luôn cho bạn bài học và kinh nghiệm. Vì vậy, bạn có thể gửi lời cảm ơn tới cấp trên, đồng nghiệp về những điều bạn đã nhận được nhờ công việc.
Lưu ý khi viết lý do xin nghỉ việc
Bạn chỉ cần viết đơn giản, ngắn gọn một cách nhẹ nhàng, trung thực trong lá đơn. Khi trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, bạn có thể trình bày hoàn cảnh để sếp hiểu rõ và thông cảm với quyết định của bạn. Tuy nhiên, khi viết trong đơn xin nghỉ việc .
Các trường hợp xin ra khỏi ngành quân đội là gì?
Có thể thấy được đứng trong đội ngũ quân đội nhân dân là niềm vinh dự lớn lao của mỗi cá nhân, gia đình và cả xã hội. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân khác nhau mà nhiều quân nhân lại có mong muốn xin ra khỏi ngành.
Căn cứ theo quy định tại điều 35 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 số 19/2008/QH12 thì quy định về điều kiện ra khỏi ngành quân đội như sau:
“ Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ điều kiện nghỉ hưu;
b) Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
c) Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
d) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nghỉ hưu;
b) Chuyển ngành;
c) Phục viên;
d) Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.”
Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định thì các sĩ quan có thể xin ra khỏi ngành quân đội theo theo nguyện vọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức như sau:
“ 1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
a) Căn cứ phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Các lý do không giải quyết thôi việc:
Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
2. Trường hợp thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả phân loại đánh giá công chức, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến công chức về việc giải quyết thôi việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.”
Như vậy trong trường hợp sĩ quan có nguyện vọng xin ra khỏi ngành theo ý chí cá nhân thì cần chuẩn bị đơn ra khỏi ngành.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Không nộp phạt vi phạm giao thông có bị sao không?
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đơn xin ra khỏi ngành công an – Tải xuống và xem trước″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin giải thể công ty; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học PTTH có học lực từ loại trung bình trở lên, xếp loại hạnh kiểm khá, tốt. Trong đó 3 môn thuộc khối dự thi đạt 6.00 điểm/1 môn trở lên.
Đối với học sinh nữ về học lực 3 năm PTTH đạt loại khá trở lên, điểm 3 môn thuộc khối dự thi đạt từ 7.00 điểm/1 môn trở lên. Có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt từ loại khá, tốt. Riêng đối tượng là học sinh đang học lớp 12 chỉ tính hạnh kiểm và học lực học kỳ I của lớp 12.
Bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương. Có thân nhân trong gia đình (ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng...) đảm bảo tiêu chuẩn về chính trị theo quy định của Bộ Công an.