Sự im lặng trong giao kết hợp đồng? Im lặng có được xem là đồng ý? Phản hồi đồng ý trong giao dịch bằng phương thức giữ im lặng có được ghi nhận? Trường hợp nào im lặng là đồng ý trong Luật. Để trả lời cho những thắc mắc đó mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết; “3 trường hợp im lặng là đồng ý theo quy định của Luật” sau đây.
Căn cứ pháp lý
3 trường hợp im lặng là đồng ý theo quy định của Luật
Trong giao kết hợp đồng
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết khi các bên có sự thỏa thuận; hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên (khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015).
Trong đó, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Còn lại, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Lưu ý, trong thực tiễn xét xử; sự im lặng đồng nghĩa với chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:
– Bên nhận đề nghị giao kết im lặng nhưng đã thực hiện một phần nghĩa vụ của hợp đồng;
– Biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không có phản đối;
– Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.
Đăng ký chương trình khuyến mại
Đó là trường hợp xác nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi thực trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định; hết 03 ngày làm việc mà cơ quan nhận hồ sơ không có ý kiến về việc không được làm; thì doanh nghiệp được quyền tiến hành khuyến mại theo đúng nội dung đã thông báo theo nguyên tắc “im lặng là đồng ý”
(Căn cứ Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2010)
Trong các thủ tục hành chính về đầu tư
Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này; cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời và chịu trách nhiệm về nội dung ý kiến thuộc chức năng; nhiệm vụ của cơ quan đó; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó. (điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).
Sự im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý khi đề nghị giao kết hợp đồng không?
Theo quy định của pháp luật tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Khi bạn muốn đề nghị ký kết hợp đồng với một công ty; thì bạn cần có 1 sự đề nghị giao kết hợp đồng với công ty đó; được quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự.
Điều 393 Bộ luật Dân sự có quy định về Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Để được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; thì bên được đề nghị cần phải trả lời việc chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng.
Như vậy,chúng ta có thể thấy pháp luật đã có quy định một cách cụ thể rằng; sự im lặng của đề nghị giao kết hợp đồng đó không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; trừ trường hợp có một sự thỏa thuận; hoặc từ trước tới nay khi đi ký kết hợp đồng đã có một thói quen mà đã được xác lập giữa hai bên.
Theo quy định pháp luật thì im lặng có mặc nhiên là chấp nhận không?
Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Trường hợp khi bên giao kết im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau; Khi giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị; Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại; thường xuyên của các bên, không cần phải có sự trả lời.
Đồng thời, theo thực tiễn xét xử; sự im lặng là biểu hiện của sự chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố; Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không phản đổi; Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia; Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.
Khoản 2 Điều 393 BLDS thì; “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Như vậy, việc im lặng của bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng không mặc nhiên với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “3 trường hợp im lặng là đồng ý theo quy định của Luật“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Xem phim 18+ có bị phạt hay không?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
- Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có làm giấy khai sinh cho con được không?
Câu hỏi thường gặp
Có thể thấy, việc im lặng từ bên nhận được đề nghị không đồng nghĩa với việc hợp đồng dân sự được giao kết, nhưng trong trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa 02 bên thì trường hợp này được mặc nhiên là giao kết hợp đồng dân sự.
Sự im lặng khi không thực hiện hợp đồng được xem như vi phạm nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015:
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Việc chậm, hoãn thực hiện hợp đồng thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết về việc chậm, hoãn thực hiện hợp đồng, trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.