Cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ

bởi Thanh Thủy
Cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ

Theo Bộ luật hình sự 2015, cải tạo không giam giữ là một trong số 7 hình thức xử phạt; để răn đe và đền bù với những hành vi sai trái mà người đó đã gây ra. Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính; được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì hình thức hình phạt này nhẹ hơn hình phạt tù; nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo. Việc xác định thời điểm chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ là rất quan trọng; trong công tác xét xử các vụ án hình sự. Do vậy cần phải được quy định thực hiện một cách nghiêm túc. Vậy ” cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ” như thế nào?.

Câu hỏi: Chào luật sư; tôi thấy có rất nhiều trường hợp người phạm tội chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ. Luật sư cho tôi hỏi là cải tạo không giam giữ là gì; và cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015

Cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào?

Cải tạo không giam giữ là buộc người phạm tội phải tự cải tạo; dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội; nơi họ làm việc hoặc cư trú qua việc phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.

Cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó:

Điều 36: Cải tạo không giam giữ.
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03
năm; đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định; mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng; nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

…”

Theo đó, cải tạo không giam giữ là hình phạt không bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội; mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục; nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo; giáo dục người phạm tội.

Cải tạo không giam giữ được coi là một hình thức khoan hồng của pháp luật; khi người phạm tội không phải cải tạo trong nhà tù; mà có thể tiếp tục sinh sống và làm việc; để có thể đền bù và bồi thường những tổn thất do lỗi của bản thân gây ra. Với những đối tượng này phải có tâm lý sẵn sàng hoàn lương, không ngoan cố chống đối; và giáo dục lại cho họ tôn trọng pháp luật, tránh tái phạm trong tương lai. 

Cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ

Theo quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian cải tạo không giam giữ; là ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án; nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án. Như vậy khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trong thời hạn 7 ngày; thì Tòa án phải ra quyết định thi hành án, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định; thì Tòa án phải gửi bản án cho Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện…

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định thi hành án; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải triệu tập người chấp hành án; đến và ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại UBND cấp xã; được giao giám sát, giáo dục và cam kết việc chấp hành án. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày triệu tập người chấp hành án; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải giao hồ sơ; cho UBND cấp xã được giao giám sát giáo dục.

Như vậy theo quy định của pháp luật; thì tổng thời gian kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật thì trong vòng 20 ngày; là thời điểm bắt đầu tính thời gian chấp hành án; đối với người phải chấp hành án cải tạo không giam giữ.

Tuy nhiên đối với các trường hợp Tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ; nhưng do người phải chấp hành án ở tỉnh khác; và Tòa án phải ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp huyện ở tỉnh đó ra quyết định thi hành án; nhưng do hồ sơ ủy thác gửi theo đường công văn bị thất lạc; dẫn đến hậu quả vài tháng sau Tòa án mới nhận được; và mới ra được quyết định thi hành án thì sẽ rất thiệt thòi cho người phải chấp hành án; mà rõ ràng không phải do lỗi của người phải chấp hành án; nhất là đối với những người sau khi chấp hành xong cải tạo không giam giữ; lại phạm tội mới và thời gian liên quan đến việc xóa án tích.

Cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ
Cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ

Thời gian tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời gian cải tạo không giam giữ

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam; được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

Có bị khấu trừ thu nhập trong thời gian cải tạo không giam giữ?

– Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức; nơi người đó làm việc học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan; tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

– Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ; theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập; từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.

Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập; nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Người bị cải tạo không giam giữ có được miễn, giảm hình phạt?

Trường hợp được miễn chấp hành hình phạt

Theo Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; người bị kết án cải tạo không giam giữ được miễn chấp hành hình phạt; theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sau khi bị kết án đã lập công;

+ Mắc bệnh hiểm nghèo;

+ Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Trường hợp được giảm hình phạt

Căn cứ Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017; người bị kết án cải tạo không giam giữ nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định; có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự; thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền; Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 1/3 thời hạn; đối với hình phạt cải tạo không giam giữ.

Một người có thể được giảm nhiều lần; nhưng phải bảo đảm chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Cách tính thời hạn cải tạo không giam giữ” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm ngừng công ty;  Đăng kí hộ kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung?

Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, cho nên Toà án còn có thể quyết định thêm hình phạt bổ sung mà Bộ luật có quy định đối với tội đó.

Cải tạo không giam giữ có thể kéo dài bao lâu?

Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng.

Người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ gì?

Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ:
– Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định;
– Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung;
– Thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng;
– Chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan có thẩm quyền;
– Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
– Hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm