Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Tư pháp hộ tịch là gì?Cán bộ tư pháp hộ tịch có phải là công chức không? Pháp luật quy định như thế nào về tiêu chuẩn của cán bộ tư pháp hộ tịch?
Tư pháp – Hộ tịch là các bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, chịu sự lãnh đạo về chuyên môn của các cơ quan Tư pháp cấp trên, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống của nhân dân, tham mưu với chính quyền trong công tác quản lý địa phương, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Vậy tư pháp – hộ tịch là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP
- Thông tư 13/2019/TT-BNV
Tư pháp hộ tịch là gì?
Công chức tư pháp – hộ tịch là một trong 7 chức danh công chức cấp xã. Điều 81 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp xã như sau:
1. Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.
2. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau đây:
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên;
– Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch;
– Chữ viết rõ ràng.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Tư pháp hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật đối với công chức cấp xã.
4. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải thực hiện những nghĩa vụ và được hưởng những quyền lợi của cán bộ, công chức mà pháp luật quy định đối với công chức cấp xã.
Tiêu chuẩn của Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã
Trong đó, tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định:
Điều 1. Tiêu chuẩn cụ thể
…
1. Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
…
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;…”
Trong quá trình thực hiện, ngày 23/4/2021, Bộ Tư pháp có ý kiến đề nghị xem xét, xử lý nội dung cho phù hợp với Luật Hộ tịch liên quan đến tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của chức danh công chức Tư pháp – hộ tịch.
Tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp, trong thời gian Bộ Nội vụ nghiên cứu sửa đổi bổ sung quy định về cán bộ, công chức cấp xã, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn áp dụng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với chức danh công chức Tư pháp – hộ tịch ở cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 72 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể: “Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch”.
Vai trò của công chức tư pháp – hộ tịch xã
Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, được ví là “cầu nối” đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân.
Đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch có vai trò tham mưu, giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý theo quy định pháp luật, bảo đảm ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Trước yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã cũng đã thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, đáp ứng được công việc được giao với khối lượng lớn và có tính chuyên sâu, trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến người dân ở cơ sở.
Công việc của tư pháp – hộ tịch xã
- Công chức Hộ tịch- tư pháp giúp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cụ thể công chức Tư pháp-hộ tịch có trách nhiệm tham mưu cho UBND ban hành tất cả các loại văn bản liên quan đến quản lý nhà nước tại địa phương, vận dụng kiến thức pháp luật để không bị chồng chéo và có tính thực thi cao hoặc đưa ra những văn bản quyết định xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền, đúng hành vi, tránh sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân góp phần ổn định chính trị – xã hội ở địa phương
- Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
- Tổ chức tiến hành thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
- Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Ví dụ như: tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng nghe, giải thích, phân tích từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn, đồng thời thực hiện kỹ năng vận dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo UBND thực hiện công tác và thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo dài
- Ngoài ra, công chức Tư pháp – Hộ tịch còn phối hợp với cơ quan khác như Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án Hình sự, tổ chức hành nghề công chứng, để tống đạt các văn bản giấy tờ của đương sự, quản lý hồ sơ án treo tại địa phương, cải tạo không giam giữ, giáo dục trẻ dưới vị thành niên…
Mời bạn xem thêm
- Người có công với cách mạng là những ai?
- Thể thức của văn bản thông báo theo thông tư mới
- Thông tư hướng dẫn nghị định 01/2021 có gì mới?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Tư pháp hộ tịch là gì”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; xin cấp phép bay flycam; đơn xin tạm ngừng kinh doanh tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nội dung của hoạt động đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch 2014 bao gồm:
– Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử.
– Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
– Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
– Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối với những việc hộ tịch mà Luật Hộ tịch không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
– Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền.
Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
– Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
– Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.