Chào Luật sư X, ngày 07/06/2022 vì có việc cần nên tôi tìm lại sổ bảo trợ xã hội nhưng tìm mãi không thấy, nghi là bị mất sổ bảo trợ xã hội thì tôi phải làm sao? Đơn xin cấp lại sổ bảo trợ xã hội hiện nay là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, ở tại Việt Nam bảo trợ xã hội có thể hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạn, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Vậy khi mất sổ cần viết đơn gì để xin cấp lại sổ? Mẫu đơn xin cấp lại sổ bảo trợ xã hội 2022? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo trợ xã hội là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt cụm từ “Bảo trợ” có nghĩa là giúp đỡ cho tổ chức hoặc cá nhân có khó khăn về vật chất trong cuộc sống. Còn cụm từ “Trợ giúp” có nghĩa giúp đỡ về vật chất cho đỡ khó khăn, thiếu thốn. Hai thuật ngữ “bảo trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội” có nghĩa gần tương đồng nhau tuy nhiên trong các văn bản, sách báo và giáo trình hiện nay phần lớn sử dụng thuật ngữ “trợ giúp xã hội”. Các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội hiện hành sử dụng cụm từ “trợ giúp xã hội thường xuyên” thay cho “bảo trợ xã hội thường xuyên” hay “cứu tế xã hội thường xuyên”.
Theo khái niệm của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF): Bảo trợ xã hội bao gồm một loạt các chính sách và chương trình cần thiết để giảm hậu quả trong cuộc sống nghèo đói và khó khăn của người dân, hay những thiếu thốn không những về vật chất mà còn là tinh thần. Các chương trình hay được tổ chức như: chuyển tiền mặt hỗ trợ cho trẻ em khó khăn, giúp phát triển kỹ năng sống và hơn thế nữa giúp kết nối các gia đình với chăm sóc sức khỏe, thực phẩm bổ dưỡng và giáo dục chất lượng để cung cấp cho tất cả trẻ em, bất kể chúng sinh ra trong hoàn cảnh nào, một cơ hội công bằng trong cuộc sống.
Ở tại Việt Nam bảo trợ xã hội có thể hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạn, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng
Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất 762/VBHN-BLĐTBXH năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định như sau:
- Cụ thể về những đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, căn cứ tại Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng
+ Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
+ Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
+ Người cao tuổi thuộc một trong những trường hợp sau: Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; Người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
+ Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Mức hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng
Những người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay còn gọi là bảo trợ xã hội được quy định ở trên được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng 270.000 đồng nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
+ Hệ số 2,5 tương ứng bằng 675.000 đồng đối với đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng dưới 04 tuổi;
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng từ 04 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;
+ Hệ số 2,5 tương ứng bằng 675.000 đồng đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này dưới 04 tuổi;
+ Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác từ 16 tuổi trở lên.
+ Hệ số 1,0 tương ứng bằng 270.000 đồng đối với đối tượng Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;
+ Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất từ 02 con trở lên;
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
+ Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,0 tương ứng bằng 270.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Hệ số 3,0 tương ứng bằng 810.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng;
+ Hệ số đối với đối tượng là trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật thực hiện theo quy định tại Điều 16, 17, 18 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
Người thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hoặc người thân của những người này khi xác định mình thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội có thể lên trực tiếp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận/ huyện nơi mình thường trú để hỏi về những thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị để nộp hồ sơ lên chính cơ quan này xin hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 140/2018/NĐ-CP:
+ Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 140/2018/NĐ-CP.
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật theo Mẫu số 2a Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội có xác nhận đủ điều kiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 2b Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP;Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP.
Mẫu đơn xin cấp lại sổ bảo trợ xã hội
Có thể bạn quan tâm
- Thu nhập từ chứng khoán có phải đóng thuế không?
- Cách tính thuế khi bán cổ phiếu theo quy định hiện nay
- Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN 2022
- Các khoản thu nhập không chịu thuế TNDN theo quy định 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin cấp lại sổ bảo trợ xã hội mới 2022 “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
a. Trình tự thực hiện:
– Công dân có nhu cầu xác nhận đơn đề nghị cấp lại sổ bảo trợ xã hội chuẩn bị hồ sơ, nộp tại UBND cấp xã, nhận phiếu hẹn có ghi ngày trả kết quả.
– UBND cấp xã tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp xã
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đề nghị (trình bày rõ lý do đề nghị cấp lại số bảo trợ xã hội, nếu mất ghi rõ lý do và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
– Xuất trình sổ hộ khẩu
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cán bộ Lao động TBXH cấp xã
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận
Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “người yếu thế”. Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật.
Bảo trợ xã hội là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tụ lo liệu. Ý nghĩa pháp luật của bảo trợ xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Mỗi người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa.
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 16 của Nghị Định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn luật người khuyết tật, thì người khuyết tật khi chết sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng cụ thể là: “Người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 NĐ 136/2013/NĐ-CP quy định: “Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.”.
Như vậy, trong trường hợp của người thân bạn sẽ được hỗ trợ mai táng phí là: 540.000 đồng x 20 = 10.800.000 đồng.