Chào Luật sư X, do quá trình di chuyển chỗ ở liên tục nên một số đồ đạc, giấy tờ không được bảo quản kỹ, trong đó có sổ BHXH đã mất bìa. Vậy tôi có thể xin cấp lại bìa sổ BHXH không? Xin cấp lại bìa sổ BHXH ở đâu? Xin được tư vấn.
Chào bạn, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Cũng chính vì thế, BHXH đóng vai trò rất quan trọng. Vậy khi mất hay hư hỏng bìa sổ BHXH thì xin cấp lại ở đâu theo quy định 2022? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo khoản 1 điều 3 luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Sổ Bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
Mỗi người lao động tham gia được cấp mấy sổ BHXH?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được cấp và tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội. Mẫu sổ bảo hiểm xã hội hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH.
Theo Quyết định này, một trong các nội dung được in ngay trên trang 04 của sổ bảo hiểm xã hội đó là:
3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp và được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Mất sổ bảo hiểm xã hội người lao động có đánh mất quyền lợi?
Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ghi nhận về sổ bảo hiểm xã hội như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Sổ bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ quan trọng làm cơ sở để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Nếu không may làm mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động dù không bị trừ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó nhưng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm thủ tục hưởng chế độ của người lao động:
1 – Có thể bị từ chối giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Bởi khoản 3 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 yêu cầu người lao động đã nghỉ việc trước khi sinh con, nhận con nuôi khi đến làm thủ tục hưởng chế độ thai sản phải xuất trình sổ bảo hiểm xã hội để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu quá trình đóng ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người nộp.
2 – Không đủ giấy tờ để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3 – Không đủ hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề.
4 – Không thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
5 – Không được giải quyết hưởng lương hưu.
6 – Thân nhân không được giải quyết chế độ tử tuất khi người lao động chết.
Bản chính sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp thất nghiệp; bảo hiểm xã hội 1 lần; lương hưu; chế độ tử tuất.
Mất bìa sổ bảo hiểm xã hội có được phép xin cấp lại không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội:
- Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
- Cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
- Cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất, hỏng.
=> Như vậy, khi mất tờ rời, tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội đều phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Xin cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?
Căn cứ Khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Lưu ý: Chuẩn bị thêm bản chính chứng minh nhân dân, bìa sổ bảo hiểm xã hội nếu thuộc trường hợp mất tờ rời.
* Phương thức nộp: Người lao động nộp hồ sơ cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc
* Thời hạn giải quyết:
Căn cứ Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
* Lệ phí: Không
Xin cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội thì nộp ở:
- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội: nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trên toàn quốc.
Có thể bạn quan tâm
- Thu nhập từ chứng khoán có phải đóng thuế không?
- Cách tính thuế khi bán cổ phiếu theo quy định hiện nay
- Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN 2022
- Các khoản thu nhập không chịu thuế TNDN theo quy định 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xin cấp lại bìa sổ BHXH ở đâu theo quy định 2022 “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, theo quy định của Luật BHXH năm 2014, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH
Mặc dù người lao động được trực tiếp cầm sổ BHXH nhưng trên thực tế, do lo ngại về việc thất lạc trong quá trình tự mình bảo quản nên hiện nay hầu như sổ BHXH đều do người sử dụng lao động giữ.
Điều này vừa giúp người lao động tránh được việc làm mất, hỏng sổ; đồng thời giúp đơn vị sử dụng lao động thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hưởng chế độ cho người lao động.
Nếu người lao động có thay đổi về thông tin trên sổ BHXH nhưng không thuộc các trường hợp phải cấp lại sổ BHXH thì cần thực hiện thủ tục sau:
Bước 1: Lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS)
Bước 2: Nộp cho cơ quan BHXH
Tại đây cơ quan BHXH sẽ tự động cập nhật và điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về BHXH của người lao động.
Có thể xin cấp lại sổ BHXH bằng hình thức online. Thời gian giải quyết việc cấp sổ BHXH khi làm thủ tục online: Tối đa 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, nếu đăng ký nhận sổ BHXH cấp lại qua bưu điện, người lao động có thể phải chờ thêm vài ngày.