Theo quy định xử phạt sử dụng điện sai mục đích như thế nào?

bởi Thanh Loan
Xử phạt sử dụng điện sai mục đích như thế nào?

Chỉ vì muốn dùng giảm chi phí sử dụng điện, nhiều gia đình, xí nghiệp, công ty không đăng ký điện dưới hình thức kinh doanh mà để hình thức điện gia đình. Tuy nhiên , việc này là làm sai vói quy định pháp luật. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết quy định về xử phạt sử dụng điện sai mục đích như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nghị định 137/2013/NĐ-CP

Các trường hợp vi phạm quy định sử dụng điện?

Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:

– Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;

– Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;

– Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;

– Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;

– Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;

– Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

– Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.

Ngoài ra, căn cứ Khoản 2 Điều 46 Luật Điện lực 2004 thì khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:

– Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;

– Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật;

Có phải chuyển mục đích sử dụng điện không?

Quý Khách hàng có yêu cầu thay đổi mục đích sử dụng điện từ sinh hoạt sang ngoài sinh hoạt và nhà thuê có thời hạn trên 1 năm sẽ phải thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) với ngành Điện. 

Hồ sơ thủ tục để thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện gồm có:

1. Giấy đề nghị thay đổi nội dung trên hợp đồng mua bán điện

2. Giấy tờ xác định Chủ thể hợp đồng mua bán điện mới:

Bản sao của một trong các giấy tờ có tên của tổ chức/cá nhân tại điểm mua điện như sau:

+ Hộ khẩu thường trú hoặc Sổ tạm trú;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu/quyền sử dụng nhà ở hoặc Quyết định phân nhà;

+ Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhà/đất ở hợp lệ;

+ Hợp đồng thuê nhà/thuê địa điểm có thời hạn từ 01 năm trở lên

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở hoặc chuẩn bị thi công xây dựng);

+ Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất

3. Giấy cam kết đồng ý của chủ cũ cho thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện ngoại trừ  trường hợp khách hàng là doanh nghiệp được tổ chức lại theo quy định tại Luật Doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp) thì không cần khách hàng cung cấp Giấy cam kết này. Trường hợp  không có ý kiến đồng ý của chủ hợp đồng mua bán điện cũ, công ty Điện lực gửi văn bản thông báo cho chủ hợp đồng mua bán điện cũ biết việc thay đổi chủ thể hợp đồng và đề nghị chấm dứt hợp đồng mua bán điện. Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày gởi thông báo nếu không nhận được trả lời của chủ hợp đồng mua bán điện cũ, công ty Điện lực lực thực hiện ký kết hợp đồng mới và lập thủ tục chấm dứt hợp đồng mua bán điện của chủ cũ.

Nếu thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện từ cá nhân qua pháp nhân, ngoài Giấy tờ xác định Chủ thể hợp đồng mua bán điện mới, khách hàng cần bổ sung thêm Bản sao của một trong các giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện như sau:

+    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+    Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/Văn phòng đại diện;

+    Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập đơn vị.

Và 01 bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện.

Trường hợp khách hàng mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ 40kW trở lên, cần có thêm đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện.

Thời gian giải quyết của công ty Điện lực:

– Khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt: Không quá 2 ngày làm việc.

– Khách hàng sử dụng điện cho mục đích ngoài sinh hoạt: Không quá 3 ngày làm việc.

Xử phạt sử dụng điện sai mục đích như thế nào?
Xử phạt sử dụng điện sai mục đích như thế nào?

Thủ tục, cách đăng ký điện kinh doanh năm 2022

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết. Cụ thể, khi đăng ký điện kinh doanh, khách hàng cần có giấy tờ được quy định như sau:

– Giấy đăng ký mua điện kinh doanh

– Bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện.

– Một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng):

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

Hợp đồng thuê đất có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

– Một trong các giấy tờ liên quan đến khách hàng mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng):

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;

Giấy phép đầu tư;

Quyết định thành lập đơn vị.

Lưu ý:

– Trường hợp không có một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện hoặc liên quan đến khách hàng thì có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đăng ký mua điện.

– Đối với khách hàng đăng ký sử dụng điện kinh doanh, dịch vụ có công suất đăng ký sử dụng cực đại từ 40kW trở lên, hồ sơ có thêm biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng giao dịch khách hàng của Đơn vị Điện lực, công ty Điện thực nơi thực hiện hoạt động kinh doanh

– Đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt qua công tơ điện 1 pha:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định (đủ năng lực hành vi dân sự và nộp đủ hồ sơ theo quy định đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt), Điện lực phải hoàn tất các thủ tục, cấp điện cho khách hàng. Trong đó:

Thời hạn khảo sát, lập dự toán, dự thảo hợp đồng mua bán điện và gửi Giấy hẹn thi công; Giấy thông báo chi phí lắp đặt dây sau công tơ theo thoả thuận (nếu có) đến khách hàng với thời hạn không quá 03 ngày làm việc.

Thời hạn thi công, ký hợp đồng mua bán điện, nghiệm thu, cấp điện cho khách hàng không quá 04 ngày làm việc.

– Đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt qua công tơ điện 3 pha:

Khi lưới điện hạ áp đảm bảo điều kiện cấp điện (không quá tải, an toàn), trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định, Điện lực phải hoàn tất các thủ tục, cấp điện cho khách hàng. Trong đó:

Thời hạn khảo sát, lập thiết kế dự toán, dự thảo hợp đồng mua bán điện và gửi Giấy hẹn thi công; Giấy thông báo chi phí lắp đặt dây sau công tơ theo thoả thuận (nếu có) với thời hạn không quá 05 ngày làm việc.

Thời hạn ký hợp đồng mua bán điện với khách hàng: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản dự thảo hợp đồng mua bán điện, công ty điện lực phải thực hiện ký hợp đồng mua bán điện với khách hàng.

Thời hạn thi công, nghiệm thu, cấp điện cho khách hàng không quá 03 ngày làm việc.

– Trường hợp chưa đủ điều kiện bán điện do chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải, mất an toàn… có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương được uỷ quyền, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được Giấy đề nghị mua điện của khách hàng, Điện lực phải trả lời khách hàng bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.

Lưu ý:

– Đối với khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.

– Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng do các bên mua, bán điện thỏa thuận, nhưng không vượt quá 15 ngày tiền điện, được tính trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ trung bình tháng đăng ký trong hợp đồng mua bán điện và giá điện năng giờ bình thường được áp dụng.

– Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện trong trường hợp bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Xử phạt sử dụng điện sai mục đích như thế nào?

Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng điện được quy định tại Điều 12, Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013. 

Cụ thể, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây); Phạt tiền lên đến 50 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.

Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như, tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện vi phạm; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm; buộc nộp vào ngân sách Nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được và bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi vi phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về “Xử phạt sử dụng điện sai mục đích như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân; tra cứu quy hoạch xây dựng… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký điện kinh doanh được thực hiện tại cơ quan nào?

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì được thực hiện tại phòng giao dịch khách hàng của Đơn vị Điện lực, công ty Điện thực nơi thực hiện hoạt động kinh doanh

Có đăng ký điện kinh doanh theo hình thức trực tuyến được không?

Điện kinh doanh có thể được đăng ký trực tuyến tại các trang thông tin được tử của các trung tâm Chăm sóc khách hàng của tổng công ty điện lực trên toàn quốc, cụ thể:
– Khách hàng đăng ký cấp điện ở miền Bắc (trừ Hà Nội): https://cskh.npc.com.vn/DichVuTrucTuyen/DichVuCapDienMoi
– Khách hàng đăng ký cấp điện ở Hà Nội: https://evnhanoi.com.vn/cskh/dang-ky-mua-dien
 – Khách hàng đăng ký cấp điện ở miền Trung: https://cskh.cpc.vn/frm_DichVuTrucTuyen.aspx
– Khách hàng đăng ký cấp điện ở miền Nam (trừ TP Hồ Chí Minh): http://cskh.evnspc.vn/CSKHEVN/CapDien/TNhanCDienSH
– Khách hàng đăng ký cấp điện ở TP Hồ Chí Minh: https://cskh.evnhcmc.vn/

Hồ sơ ký kết hợp đồng đăng ký điện kinh doanh gồm những gì?

Hiện nay, ký kết hợp đồng mua bán điện gồm:
– Bộ hồ sơ đã giải quyết cấp điện được nói đến ở trên.
– Biên bản xác định tỷ lệ các loại giá bán điện theo các mục đích sử dụng điện kèm theo (nếu có).
– Mẫu Hợp đồng mua bán điện theo mẫu đính kèm.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm