Xin chào Luật sư. Đầu năm nay, Tòa án nhân dân tối cao công bố thêm 09 án lệ mới. Điều này cho thấy việc áp dụng án lệ ngày càng trở nên phổ biến và vị trí của án lệ trong hệ thống Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng. Nhưng theo tôi được biết, Việt Nam cũng vừa công nhận án lệ trong những năm gần đây. Vậy nước nào là khởi nguồn của án lệ? Án lệ là nguồn luật chính của hệ thống pháp luật nào? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Án lệ là gì?
Án lệ được hiểu là: Đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các tòa án về một điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các thẩm phán sau đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự. Nói nôm na, xử theo án lệ là việc tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự.
Cấu trúc và nội dung của một án lệ
Một bản án hay quyết định của tòa án trở thành án lệ phải chứa đựng hai bộ phận với những vai trò khác nhau đối với việc “tuân theo” của các tòa án sau đó:
Thứ nhất, phán quyết sau cùng tạo thành nội dung của án lệ. Đó là phần lý giải căn cứ của bản án hay quyết định của tòa án. Đây là phần chủ yếu mà các tòa án sau đó phải tuân theo. Đó là phần mà các chuyên gia pháp lý gọi là “ratio decidendi”.
Thứ hai, những nội dung, lập luận được trình bày trong bản án hoặc quyết định với tính cách là quan điểm giải quyết vụ án. Phần này không được coi là phần bắt buộc áp dụng vì được quan niệm đó chỉ là phần bổ sung, nói cho rõ (“obiter dietum”).
Như vậy, đối với một bản án hay quyết định khi trở thành án lệ thì các tòa án sau đó cần tập trung chú ý không chỉ vào các phán quyết chung cuộc cho vụ việc mà còn phải chú ý đến mọi lý lẽ dẫn đến quyết định đó.
Tuy nhiên, phần lập luận cơ bản phải được coi là nội dung chủ đạo của án lệ. Chính vì vậy, khi hình thành nội dung của bản án hoặc quyết định, tòa án cần tập trung nỗ lực vào việc hình thành cơ sở lập luận của bản án hoặc quyết định, làm rõ yếu tố chủ đạo của vụ việc và căn cứ quan trọng nhất của việc giải quyết vụ việc, bảo đảm tính logic, tính mạch lạc, rõ ràng bởi đó sẽ trở thành quy chuẩn cho sự “tuân theo” một cách nghiêm ngặt về sau của các tòa án khác.
Án lệ là nguồn luật chính của hệ thống pháp luật nào?
Ở nhiều nước trên thế giới, việc công bố bản án được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trên hệ thông Internet. Đối với các nước theo hệ thống Common Law, những bản án mẫu được tuyển chọn, đăng tải trong các báo cáo tổng hợp án lệ và trở thành án lệ là nguồn của pháp luật.
Để hiểu được vị thế và vai trò của án lệ trong hệ thống Comon Law, trước hết phải nói đến quy tắc “stare decisis”- quy tắc bắt buộc áp dụng án lệ có lịch sử ở nước Anh.
Quy tắc bắt buộc áp dụng án lệ này có ba nội dung cơ bản sau đây:
– Bản án và quyết định của Thượng viện (kể từ năm 2009 là của Tòa án tối cao) tạo thành án lệ bắt buộc đối với mọi tòa án, không có ngoại lệ.
– Bản án và quyết định của Tòa phúc thẩm có hiệu lực của án lệ bắt buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới.
– Bản án và quyết định của tòa án cấp trên có hiệu lực án lệ bắt buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới.
Trong những thập niên gần đây, quy tắc “bắt buộc áp dụng án lệ” ở Anh đã bớt đi tính cứng nhắc của nó. Nói khác đi, Tòa án tối cao đã đưa ra quan điểm có thể thay đổi án lệ của chính mình khi cần thiết với mục đích tạo không gian cho sự phát triển linh hoạt của pháp luật. Theo đó, giống như quan điểm của Tòa án tối cao Hoa Kỳ, Tòa án tối cao Anh tự cho mình quyền không bắt buộc tuân theo án lệ có trước của chính mình. Các Tòa phúc thẩm Anh cũng đưa ra nguyên tắc về khả năng không nhất thiết phải tuân theo án lệ trước đó của mình trong ba trường hợp:
Thứ nhất, khi tòa cấp trên cho là án lệ trước đó của mình có thể đã được đưa ra do có sơ suất, thiếu sự cẩn trọng cần thiết nên có thể không còn phù hợp với tình hình mới;
Thứ hai, án lệ này có nội dung tỏ ra không còn phù hợp cho việc quyết định về vấn đề tương ứng của Tòa án tối cao nảy sinh sau khi có án lệ này;
Thứ ba, khi có một đạo luật thực định được ban hành có giá trị thay thế nó hoặc nó bị Ủy ban Tư pháp của Hội đồng Cơ mật bác bỏ.
Án lệ có phải nguồn luật chính ở Việt Nam không?
Khác với các nước theo hệ thống Common Law như Anh hay Mỹ, hệ thống pháp luật Việt Nam mang đặc thù của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, coi trọng pháp luật thành văn nên khi đề xuất sử dụng án lệ gặp rất nhiều tranh cãi. Với những giá trị pháp lý mà án lệ mang lại (góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao vai trò xét xử của Tòa án đặc biệt là Thẩm phán, đảm bảo sự công bằng, giảm thiểu được oan sai trong hoạt động xét xử, đảm bảo tính cập nhật, hiệu quả của hệ thống pháp luật), án lệ đã chính thức được áp dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, án lệ ở Việt Nam chỉ được coi như một nguồn hỗ trợ các văn bản pháp luật do mà không được coi là văn bản pháp luật vì án lệ không đáp ứng các điều kiện của một văn bản pháp luật: chủ thể ban hành, hình thức ban hành văn bản pháp luật, trình tự thủ tục ban hành, được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Án lệ là nguồn luật chính của hệ thống pháp luật nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, cấp phép bay flycam, chi phí đổi tên giấy khai sinh, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Có thể bạn quan tâm
- Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?
- Phạm tội mà có tiết tăng nặng thì có được hưởng án treo không?
- Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự có đúng không?
Câu hỏi thường gặp
Những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì có thể áp dụng án lệ và phải được giải quyết như nhau:
Số, tên của án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý có trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc mà đang được giải quyết phải được phân tích, viện dẫn trong phần “Nhận định của Tòa án”.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể trích dẫn một phần hoặc toàn bộ nội dung của án lệ để làm rõ hơn quan điểm của Tòa án trong việc giải quyết, xét xử vụ việc tương tự.
Anh, Mỹ là hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, thuộc dòng họ Common Law và đều coi án lệ là nguồn luật quan trọng. Tuy nhiên nếu xét về tổng thể thì vai trò của án lệ ở Anh nổi bật hơn nhiều so với ở Mỹ. Nếu như Anh án lệ là nguồn luật quan trọng và chủ yếu thì ở Mỹ lại ít quan trọng hơn. Mỹ không phải là nước khởi nguồn của văn hóa án lệ nên họ cũng sẵn sàng cải tiến văn hóa đó hơn và một trong những cách cải tiến tập quán án lệ là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Hệ thống án lệ của Cộng hoà Pháp có những đặc điểm đáng chú ý cho thấy có sự kết hợp giữa hai thái cực xuất phát từ hai trường phái pháp luật cổ điển: Trường phái luật Anh – Mỹ (Case Law) coi án lệ là nguồn chủ yếu của pháp luật và trường phái luật thành văn (Civil Law) không công nhận hoặc công nhận hạn chế án lệ là nguồn luật. Pháp luật Pháp không tuyệt đối hoá vai trò là nguồn luật của án lệ nhưng cũng không phủ nhận hoàn toàn vai trò này. Án lệ của Cộng hoà Pháp không đương nhiên được thừa nhận là nguồn của pháp luật, muốn trở thành nguồn luật, nó phải đáp ứng một số điều kiện về hình thức và nội dung. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, án lệ cũng không phải là một nguồn luật đầy đủ như các nguồn luật chính thống.