Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?

bởi Thùy Trang

“Xin chào luật sư. Em họ tôi là người có tiền án, bây giờ đang muốn theo nghề kiểm toán. Tôi băn khoăn không biết em họ tôi có thể đăng ký hành nghề kiểm toán được hay không? Pháp luật có quy định cho các trường hợp người có tiền án được hành nghề kiểm toán hay không? Tôi rất mong được luật sư giải đáp thắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?


Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về tiền án

Tiền án là gì?

Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?
Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?

Theo từ điển Tiếng Việt, tiền án (hay còn gọi là án tích) có nghĩa là án trước đây tòa đã tuyên bố để kết tội rồi. Như vậy, tiền án để chỉ trạng thái nhân thân của một người vi phạm quy định pháp luật, đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa được xóa án tích. gười có tiền án là người bị tòa án ra quyết định kết án và thi hình phạt mà chưa được xóa án.

Các trường hợp được xóa án tích

Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

Trường hợp đương nhiên được xóa án tích, tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.”

Trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án, khoản 2 Điều 71 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm á
n.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Ngoài ra còn xóa án tích trong những trường hợp được quy định tại Điều 72 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, “Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”

Quy định của pháp luật về hành nghề kiểm toán

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán ngước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.

Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

Hành nghề kiểm toán là hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán

Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, người có đủ các điều kiện sau thì được đăng ký hành nghề kiểm toán:

  • Là kiểm toán viên
  • Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên
  • Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức

Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?

     Theo quy định tại Điều 16 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 về những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán:

  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế; chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
  • Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên
  • Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
  • Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.

Theo đó, những người có tiền án không phải về tội kinh tế từ mức độ nghiêm trọng trở lên hoặc tiền án không phải về tội kinh tế thì không thuộc trường hợp bị cấm. Như vậy, nếu em họ của bạn không thuộc trường hợp có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên thì hoàn toàn có thể đăng ký hành nghề kiểm toán.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Có tiền án thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán hay không?“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về việc đăng ký hành nghề kiểm toán khi có tiền án và có thể áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký cấp Giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán, thủ tục cấp hộ chiếu,… Hãy liên hệ đến đường dây nóng của Luật sư X: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Có tiền án có làm hồ sơ xin việc được không?

Trong sơ xin việc thường có các lý lịch về bản thân người xin việc: lý lịch cơ bản, lý lich tư pháp… Thông thường, lý lịch cơ bản, CV thể hiện kinh nghiệm, kỹ năng sẽ được sử dụng nhiều. Ngoài ra, lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 như sau: Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. Do đó, có tiền án thì vẫn có thể nộp hồ sơ xin việc, trừ một số trường hợp quy định.

Có tiền án có được miễn đi nghĩa vụ quân sự được hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ là con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; một con của thương binh hạng hai, một con của bệnh binh giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Theo đó, người có tiền án không thuộc trường hợp được miến đi nghĩa vụ quân sự.

5/5 - (5 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm