Xin chào Luật sư X, tôi và gia đình muốn mở nhà máy sản xuất bia. Tuy nhiên, chúng tôi lại chưa biết Nghị định về quản lý sản xuất kinh doanh bia. Không biết pháp luật có quy định gì về quản lý sản xuất, kinh doanh bia? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn. Mong bạn tham khảo bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 24/2020/NĐ-CP
- Thông tư 53/2014/TT-BCT
- Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019
- Thông tư 58/2014/TT-BCT
Khái quát về quản lý sản xuất, kinh doanh bia
Bia là gì?
Theo quy định khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019, là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
Sản xuất bia là gì?
Sản xuất bia là hoạt động thực hiện một chuỗi các nhiệm vụ để tạo ra được sản phẩm rượu, bia đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, an toàn và có khả năng sử dụng.
Kinh doanh bia là gì?
Kinh doanh bia là hoạt động của chủ thể đáp ứng các điều kiện luật định để thực hiện các hoạt động sản xuất; mua bán để đem lại lợi nhuận cho chính mình. Kinh doanh bia là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Quản lý sản xuất, kinh doanh bia là gì?
Quản lý sản xuất và kinh doanh bia là hoạt động thiết lập các quy chuẩn, quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh bia. Hoạt động quản lý được nhắc đến là hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh bia
Những nơi không bán bia
Theo quy định tại Điều 19, các địa điểm không được bán bia là: cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác; cơ sở bảo trợ xã hội; nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
Điều kiện bán bia theo hình thức thương mại điện tử
- Bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
- Thực hiện biện pháp theo quy định của Chính phủ để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua bia. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2020/NĐ-CP:
- Có ứng dụng khai báo tên, tuổi của người truy cập trước khi người đó truy cập, tìm kiếm thông tin, khai báo các thông tin về tên, địa chỉ cư trú của người mua, thông tin thanh toán qua tài khoản, thẻ ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán khi dùng tiền mặt khác khi có người thực hiện giao dịch mua bia
- Thông tin về sản phẩm bia trên website thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân bán bia không được liên kết, quảng bá đến tài khoản người dùng chưa đủ 18 tuổi; các trang, kênh, phương tiện thông tin khác trên môi trường mạng dành riêng cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc có đa số người sử dụng, truy cập chưa đủ 18 tuổi.
- Tổ chức, cá nhân bán bia có trách nhiệm kiểm tra tuổi của người nhận hàng trong trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người đó, bảo đảm người nhận hàng phải từ đủ 18 tuổi trở lên khi giao hàng.
- Áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Xử lý bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ
Bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.
Đăng ký ngành sản xuất và kinh doanh bia
Theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2014, ngành sản xuất và kinh doanh bia không thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và cũng không thuộc mặt hàng cấm kinh doanh quy định phụ lục I, Nghị đinh 19/VBHN-BCT quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Trình tự, thủ tục đăng ký sản xuất, kinh doanh bia
Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo quy định tại điều 36 luật an toàn thực phẩm 2010 có quy định về hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, nộp hồ sơ lên sở công thương để xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu như một năm dưới 50 triệu lít sản phẩm/năm. Còn nếu như một năm, sản xuất từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên sẽ làm hồ sơ gửi lên bộ công thương để xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điều 6 của thông tư 58/2014/TT-BCT.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất bia
Các điều kiện nàu được quy định tại Điều 5, 6, 8 của Thông tư 53/2014/TT-BCT.
Địa điểm sản xuất bia: được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại và các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh ảnh hưởng xấu đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm bia; có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và áp dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp.
Thiết kế, bố trí nhà xưởng: bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất phải phù hợp với hướng gió để tránh tác động xấu từ các nguồn ô nhiễm như: khí thải lò hơi, trạm xử lý nước thải, nơi tập kết chất thải rắn, khu vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác; cách biệt giữa các khu vực: kho (nguyên liệu, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản sản phẩm); sản xuất (sơ chế, làm sạch và xử lý nguyên liệu, đường hóa, nhân men giống, lên men, lắng, lọc, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm); hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP); cơ khí động lực; tập kết chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải; các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo; hệ thống đường giao thông nội bộ phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo bền, chắc, không gây bụi; đường di chuyển trên cao phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo đảm an toàn lao động; Hệ thống thoát nước (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước mưa) phải được thiết kế, xây dựng riêng biệt, được che kín, đảm bảo độ dốc để thoát nước, không đọng nước cục bộ.
Thiết bị nấu, đường hóa, lọc nước nha (nước hèm): phải có đầy đủ các van an toàn ở trạng thái hoạt động tốt, được duy trì bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để đảm bảo hoạt động an toàn trong điều kiện sản xuất với áp suất, nhiệt độ cao có đảo trộn; phải đảm bảo tốc độ gia nhiệt trong khoảng thời gian phù hợp với công nghệ và công suất thiết kế, gia nhiệt đều trên bề mặt nồi nấu; phải được tẩy rửa bằng hóa chất và khử trùng theo quy trình vệ sinh công nghiệp do chủ cơ sở ban hành. Các cửa mở ở nắp nồi nấu được bảo vệ bằng các viền nổi đảm bảo tránh nhiễm bẩn từ nước làm vệ sinh bề mặt thiết bị.
Cơ sở kinh doanh: khu vực bày bán, bảo quản, chứa đựng sản phẩm phải luôn khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm, không bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại, tạp chất hay các vi sinh vật gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất; ó quy trình vệ sinh cơ sở và ghi nhật ký vệ sinh do chủ cơ sở quy định.
Mời bạn xem thêm
- Xin giấy giám định thương tật ở đâu?
- Chế độ hưởng giám định thương tật
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Nghị định về quản lý sản xuất, kinh doanh bia“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, luật bay flycam … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 53/2014/TT-BCT, nhà xưởng phải có các cửa thông gió đảm bảo sự lưu thông của không khí, dễ thoát nhiệt và khí phát sinh trong quá trình sản xuất; khu vực xay, nghiền nguyên liệu phải lắp đặt hệ thống thông gió, lọc bụi để đảm bảo không gây ô nhiễm cho các công đoạn sản xuất khác; khu vực nấu phải được thiết kế thông thoáng, thoát nhiệt, thoát ẩm và thoát mùi nhanh, đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc và an toàn lao động theo quy định.
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 53/2014/TT-BCT, có hồ sơ quản lý (hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các tài liệu liên quan khác) đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bao bì để phục vụ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kết quả kiểm nghiệm định kỳ) đối với các sản phẩm bia được sản xuất tại cơ sở.