Chế độ hưởng giám định thương tật

bởi Thùy Trang

Trong lao động, khi không may xảy ra tai nạn lao động hoặc do bệnh nghề nghiệp mà người lao động bị thương tật, suy giảm khả năng lao động. Tùy từng mức độ thương tật, tỷ lệ suy giảm sức khỏe khác nhau mà người lao động sẽ được hưởng chế độ giám định thương tật khác nhau. Pháp luật quy định như thế nào về chế độ hưởng giám định thương tật? Qua bài viết này, Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Căn cứ pháp lý

Giám định thương tật là gì?

Giám định thương tật chính là một trong những loại giám định thuộc giám định tư pháp. Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020, giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

Xin giấy giám định thương tật ở đâu?

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 và khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020, kết luận giám định thương tật được công nhận khi được các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập. Bao gồm:

  • Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ y tế, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y Viện khoa học hình sự, Bộ Công an
  • Về pháp y tâm thần: Viện y tâm thần trung ương thuộc Bộ y tế, Trung tâm pháp ý tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế
  • Về ký thuật hình sự: Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh, phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, hòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Như vậy, khi bị người khác gây thương tích, bị tổn hại sức khỏe thì có thể đến một trong những cơ sở trên để thực hiện giám định thương tật và xin giấy giám định thương tật.

Quy định của pháp luật về giám định cá nhân, giám định tập thể

Theo quy định tại Điều 28 Luật Giám định tư pháp năm 2012, giám định cá nhân là việc giám định do 01 người thực hiện. Giám định tập thể là việc giám định do 02 người trở lên thực hiện.

Trường hợp giám định cá nhân thì người giám định thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định đó.

Trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn thì những người giám định cùng thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác thì giám định viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân về phần kết luận giám định đó.

Trình tự, thủ tục yêu cầu giám định thương tật

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định

Điều 206 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định là:

  • Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
  • uổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
  • Nguyên nhân chết người
  • Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
  •  Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
  • Mức độ ô nhiễm môi trường.

Theo đó, trường hợp bị thương tích thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định thương tật. Dựa vào đó, theo quy định của Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan có thẩm quyền tiền hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Căn cứ Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, tiến hành ra quyết định trưng cầu giám định. Nếu không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định và nêu rõ lý do.

Bước 2: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định tiếp nhận và thực hiện giám định thương tật theo yêu cầu

Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau có quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định thương tật.

Thời gian giám định thương tật:

  • Không quá tháng đối với những trường hợp nguyên nhân chết người
  • Không quá 9 ngày đối với trường hợp có tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động
Chế độ hưởng giám định thương tật
Chế độ hưởng giám định thương tật

Bước 3: Gửi kết quả giám định đến cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định thương tật

Theo quy định khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, ổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Chi phí giám định thương tật

Căn cứ quy định khoản 20 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020, người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật về chi phí giám định thương tật. Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định thương tật.

Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định thương tật

  • Quyền của người yêu cầu giám định thương tật:

Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Người yêu cầu giám định có quyền: Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu; êu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định; đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung.

  • Nghĩa vụ của người yêu cầu giám định thương tật: 

Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chế độ hưởng giám định thương tật“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về chế độ hưởng giám định thương tật và có thể áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như: thông báo giải thể công ty con, thủ tục đăng ký doanh nghiệp,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Trợ cấp thương tật là gì?

Trợ cấp thương tật là khoản trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo quy định của pháp luật. Trợ cấp thương tật thường là một nội dung cơ bản trong các quy định bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. 

Nhà nước có chính sách gì với hoạt động giám định tư pháp

Theo Điều 5 Luật Giám định tư pháp năm 2012, Nhà nước đầu tư, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng; có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập phát triển.
Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp.

5/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm