Hiện nay, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn người dân thả rông gia súc rất nhiều gây ảnh hưởng đến đường đi lại của người dân hay các hộ gia đình ở khu chung cư nuôi chó mèo gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thông báo cấm chăn thả gia súc theo quy định pháp luật năm 2022. Thông báo cấm chăn thả gia súc theo quy định pháp luật năm 2022. Việc chăn thả gia súc được quy định ra sao? Cùng Luật sự X tìm hiểu về thông báo cấm chăn thả gia súc theo quy định pháp luật năm 2022.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về chăn nuôi gia súc
Các hộ gia đình, cá nhân cần biết một số quy định của pháp luật về chăn nuôi gia súc để thực hiện đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi cũng như người sản xuất các cây trồng như sau:
Chủ nuôi gia súc:
- Không thả rông gia súc nơi công cộng.
- Không để gia súc phóng uế nơi công cộng; để gia súc phóng uế trên các trục đường thôn, xóm gây mất vệ sinh công cộng.
- Không để gia súc gây thiệt hại tài sản người khác.
- Không thả gia súc trong rừng trồng dặm cây non.
- Thực hiện chăn nuôi, chăm sóc gia súc đảm bảo theo các quy định hiện hành của Pháp luật nhất là đảm bảo về chuồng trại, tiêm phòng vắc xin….
- Thường xuyên theo dõi, kiểm soát gia súc, tránh tình trạng thả rông gây thiệt hại về người, tài sản…. và gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng các công trình công cộng.
- Chủ chăn nuôi phải bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra cho người khác theo quy định tại điều 603 Bộ luật dân sự 2015.
Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng:
- Trước hết các hộ gia đình, cá nhân khi tham gia sản xuất phải chủ động bảo vệ các tài sản do mình sản xuất.
- Phải báo cho thôn trưởng hoặc Tổ tự quản nơi mình cư trú khi phát hiện gia súc gây hại làm thiệt hại đến tài sản của mình, xác định mức độ thiệt hại ban đầu để có cơ sở khi xem xét giải quyết.
- Chủ động bảo vệ hiện trường, bắt giữ, trông coi gia súc khi có thể, không được có hành vi gây tổn hại đối với gia súc.
Biện pháp xử lý: Chủ nuôi gia súc và hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng vi phạm các hành vi quy định sau thì bị xử phạt theo Luật và các Nghị định có liên quan.

Thông báo cấm chăn thả gia súc gồm nội dung gì?
Thông thường Thông báo cấm chăn thả gia súc gồm nội dung như sau:
Có được nuôi gia súc gia cầm trong nhà chung cư không?
Theo Khoản 3, Điều 35 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014: “Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư” là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Tại các khoản 6, 7, 8 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018:
– Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.
– Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
– Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Như vậy, nếu thú cưng được nuôi là gia súc, gia cầm thì cá nhân, hộ gia đình không được chăn, thả trong khu vực nhà chung cư. Trường hợp thú cưng là các loài động vật ngoài gia súc, gia cầm, ngoài Danh mục động vật nêu trên và không nằm trong các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định thì việc nuôi thú cưng như chó, mèo không nằm trong điều cấm của pháp luật về nhà chung cư.
Tuy nhiên, cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý việc nuôi thú cưng phải tuân theo quy định của các nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các khu nhà chung cư khác nhau.
Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm trật tự công cộng bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
Chăn thả gia súc gây ảnh hưởng đến an toàn cho người tham gia giao thông và gây mất vệ sinh bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định. - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.
Như vậy, đối với trường hợp chăn thả gia súc gây thiệt hại cho người khác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây mất vệ sinh môi trường sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật về các lĩnh vực này.
Nếu hành vi thả rông vật nuôi ảnh hưởng đến tham gia giao thông đường bộ thì bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Thông báo cấm chăn thả gia súc theo quy định pháp luật năm 2022” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh;giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cấp phép bay flycam, giải thể công ty cổ phần, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục thành lập công ty giết mổ gia súc
- Hướng dẫn tra cứu giấy công bố sản phẩm
- Nuôi động vật hoang dã trái phép bị xử lý thế nào theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Người chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn thả gia súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới đến bốn năm tuổi, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc.
2. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
(Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính)
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
– Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
( Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính)
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức để gia súc gây hại về người, tài sản và gây ô nhiễm môi trường không tuân thủ các quy định về xử phạt sẽ thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được quy định tại Điều 86 của Luật xử lý vi phạm hành chính.