Chứng chỉ hành nghề kế toán là yêu cầu bắt buộc đối với một số ngành nghề liên quan đến ngành nghề kế toán. Pháp luật hiện nay có những loại chúng chỉ kế toán nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ đề cập đến các chứng chỉ hành nghề kế toán năm 2022. Mời bạn đọc đón xem.
Căn cứ pháp lý
Chứng chỉ kế toán viên để làm gì?
Trong một công ty hoặc doanh nghiệp, kế toán viên có thể có hoặc không có chứng chỉ hành nghề. Còn với ngành kinh doanh dịch vụ thì việc học chứng chỉ kế toán viên là thứ không thể thiếu. Ngày nay dịch vụ thuê kế toán viên trở nên khá nở rộ vì cách tiết kiệm chi phí và độ tiện lợi.
Kế toán viên hành nghề nếu lựa chọn hình thức này thì cần phải chứng minh được rõ năng lực và sự chuyên nghiệp của mình về kế toán thì mới đủ thuyết phục các doanh nghiệp, công ty tin tưởng thuê.
Năng lực đó sẽ được thể hiện thông qua thi chứng chỉ kế toán. Đây là minh chứng rõ ràng nhất để chứng minh năng lực của một kế toán viên. Ngoài ra, CPA cũng giúp cho Nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động của các cá nhân hành nghề kế toán hiện nay.
Khi có chứng chỉ hành nghề trong tay, bạn hoàn toàn có thể tự chọn cho mình một công việc kế toán ở một doanh nghiệp hay chủ động đăng ký mở một công ty, doanh nghiệp, văn phòng chuyên về các dịch vụ nghiệp vụ kế toán.
Chứng chỉ kế toán viên
Chứng chỉ kế toán viên hành nghề – Đây là chứng chỉ được cấp cho những đối tượng làm nghề kế toán và đã vượt qua kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên do Bộ tài chính Việt Nam tổ chức. Chứng chỉ kế toán viên được xem là cơ sở để đánh giá, xác định được trình độ và năng lực cũng như phẩm chất của một kế toán viên
Đây là một chứng chỉ kế toán vô cùng quan trọng ở Việt Nam, những kế toán làm trong ngành kinh doanh dịch vụ kế toán thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán viên. Đây là tiêu chí để đánh giá và đảm bảo về năng lực cũng như sự chuyên nghiệp của các nhân viên kế toán.
Những người sở hữu chứng chỉ kế toán viên hành nghề được phép tự do lựa chọn công việc cho mình như:
- Trở thành nhân viên kế toán trong các công ty
- Có thể đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp chuyên về các dịch vụ kế toán và các văn phòng kế toán chuyên nghiệp của mình
Điều kiện thi chứng chỉ kế toán viên hành nghề
Tại Điều 4 của Thông tư 91/2017/TT-BTC có quy định cụ thể:
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;
- Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
- Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
- Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán “những người không được làm kế toán”
Nội dung thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên
Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
Thuế và quản lý thuế nâng cao;
Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên (Certified Public Accountants – CPA)
Certified Public Accountants (CPA) – Có nghĩa là những kế toán viên công chứng, một trong những chứng chỉ hành nghề kế toán uy tín nhất, công nhận một kế toán chuyên nghiệp và lành nghề, có khả năng tư vấn cho mọi cá nhân và doanh nghiệp.
Nội dung thi chứng chỉ CPA
Khi ôn và thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên gồm 7 môn:
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
- Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
- Ngoại ngữ (Anh ngữ)
Để được cấp chứng chỉ CPA bạn cần phải đạt tổng điểm từ 38 điểm trở lên cho 6 môn thi (Không bao gồm môn ngoại ngữ). Mỗi môn thi đạt từ điểm 5 trở lên
ACCA – Chứng chỉ kế toán công chứng Anh Quốc
ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) – Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc được thành lập năm 1904, đã mang đến cho giới chuyên môn ngành tài chính, kế toán và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.
Hiện nay, ACCA là hiệp hội nghề nghiệp có sự phát triển nhanh và lớn nhất thế giới với hơn 170.000 hội viên và 436.000 học viên ở hơn 183 quốc gia trên toàn cầu.
Chứng chỉ ACCA được đánh giá cao bởi các công ty đa quốc gia và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, mang lại cho các hội viên ACCA cơ hội làm việc về kế toán – tài chính – kiểm toán ở bất kỳ quốc gia nào
Điều kiện tham dự kỳ thi:
- Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng;
- Sinh viên năm 2, 3 & 4 đại học chuyên ngành (đã hoàn tất những môn chuyên ngành);
- Có chứng chỉ kế toán và kinh doanh của ACCA thuộc chương trình FIA
- Có chứng chỉ CAT
Điều kiện nhận chứng chỉ ACCA
- Vượt qua 14 môn của chương trình ACCA
- Hoàn thành môn đạo đức nghề nghiệp
- Có 3 năm làm việc liên quan.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Các chứng chỉ hành nghề kế toán năm 2022” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh;giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cấp phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
- Chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán công ty được không?
- Giả mạo tài liệu kế toán bị phạt gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định như sau:
Phiếu đăng ký dự thi yêu cầu các vấn đề sau:
+ Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
+ 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai
+ Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế của ứng viên dự thi.
Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
Bản sao các văn bằng được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu người dự thi tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình của tất cả các môn học. 3 ảnh màu cỡ 3×4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
Kế toán trưởng
Người được thuê làm sổ sách kế toán
Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán
Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng
Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm theo quy định của pháp luật.