Chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán công ty được không?

bởi Hải Đinh
Chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán công ty được không?

  Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo đó các loại hình công ty được thành lập ngày càng nhiều. Việc sắp xếp nhân lực được dựa trên sự bố trí của công ty.Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề để đảm bảo công bằng, khách quan mà pháp luật cần tham gia điều chỉnh. Liên quan đến việc tiết kiệm chi phí cũng như tận dụng nhân lực nhất, một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tò mò biết đến; đó là chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán của cùng một công ty được không? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn hãy cùng luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2014.

Luật kế toán 2015.

Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật kế toán.

 Chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán công ty có được không?

Theo quy định của pháp luật thì chồng làm giám đốc, vợ vẫn được làm kế toán công ty trong những trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân,
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
  • Doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

   Tại Điều 52. Những người không được làm kế toán quy định:

...2,Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định…

    Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều này như sau: 

     Những người không được làm kế toán gồm:

….2.Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị; em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu; của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu; phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán; trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu; doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...

 Ngoài trường hợp nêu trên, người vợ cũng không được rơi vào các trường hợp sau:

– Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù; hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính; kế toán mà chưa được xóa án tích;

– Người đang làm quản lý; điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua; bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán; trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước; và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các trường hơp doanh nghiệp chồng làm giám đốc,vợ được làm kế toán

1. Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

2.Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

3.Doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định tại khoản 1 điều 6 nghị định 39/2018/NĐ-CP gồm :

  •          Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
  •          Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; và lĩnh vực công nghiệp; xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
  •         Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại; dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Trên đây là tư vấn của luật sư X về vấn đề khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn  hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thương gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”chồng làm giám đốc, vợ có thể làm kế toán không” answer-0=”vợ vẫn có thể làm kế toán khi đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Những người không làm kế toán được quy định tại đâu” answer-1=”hiện Điều 52 Luật kế toán. có quy định về trường hợp này.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”những loại hình doanh nghiệp nào cho phép chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán ” answer-2=”Đó là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm