Tiền ăn một ngày của đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là bao nhiêu?

bởi Thùy Linh
Tiền ăn một ngày của đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là bao nhiêu?

Xin chào Luật sư X, tôi có thắc mắc về một vấn đề rất mong được Luật sư giải đáp: “Tiền ăn một ngày của đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là bao nhiêu?”. Tôi rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc “Tiền ăn một ngày của đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là bao nhiêu?” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý:

Chế độ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:

1. Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng: 60.000 đồng/người/ngày.

2. Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau:

Đối với đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Đối với đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế tương ứng.

3. Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/1 km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê.

Tiền ăn một ngày của đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là bao nhiêu?
Tiền ăn một ngày của đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là bao nhiêu?

Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là những ai?

Tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:

a) Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;

b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trường hợp cụ thể:

A năm nay 14 tuổi và bố mẹ A thì vừa được tòa tuyên bố mất tích vào ngày 20/08 vừa qua. A nghe nói bây giờ A đã thuộc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vì hiện tại A không có ai nuôi dưỡng cả. Vậy số tiền ăn trong một ngày của A là bao nhiêu khi A thuộc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH thì A sẽ được hưởng số tiền ăn mỗi ngày là 60.000 đồng.

Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất quy định chế độ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất chế độ dành cho đối tượng trên với mức tiền ăn là 60.000 đồng/người/ngày.

Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện như sau: Trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng tương ứng.

Đối với đối tượng không thuộc diện quy định nêu trên mà không còn thân nhân được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho đối tượng thuộc hộ nghèo.

Bên cạnh đó, chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp sử dụng phương tiện của cơ quan, đơn vị, chi phí tính theo số km và tiêu hao nhiên liệu thực tế; trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng, chứng từ, hóa đơn thực tế và phù hợp với giá trên địa bàn cùng thời điểm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tiền ăn một ngày của đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, mẫu quyết định phát hành hóa đơn điện tử , dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm những gì?

Theo khoản 3 Điều 40 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động; giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, bao gồm:
– Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ;
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
– Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng;
– Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
– Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
– Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở.

Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội được thực hiện như thế nào?

Cơ sở có trách nhiệm nhận các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
Bước 1: Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
Bước 2: Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
Bước 3: Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;
Bước 4: Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;
Bước 5: Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch,

Thời gian hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ trong bao lâu?

Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, Trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm