Việc đăng ký khai sinh cho con là thủ tục phải bắt buộc thực hiện khai báo sau khi sinh con với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra. Đăng ký khai sinh cho con là thủ tục cần thiết phải thực hiện đối với mỗi cá nhân khi sinh ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính dáng của người đó cũn như sự quản lý của cơ quan nhà nước về hộ tịch. Tuy nhiên, việc đăng ký khai sinh không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp luật về đang ký hộ tịch cũng như quyền và lợi ích của các nhân đó bị ảnh hưởng đối với trường hợp không đăng ký khai sinh. Ngoài việc đăng ký khai sinh bình thường còn có những trường hợp đặc biệt như việc đăng ký khai sinh cho con riêng trong khi chưa ly hôn. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung trên tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật hộ tịch 2014 số 60/2014/QH13
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13
- Thông tư 04/2020/TT-BTP
- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13
Quy định pháp luật về quyền khai sinh
Theo quy định của pháp luật có thể hiểu khai sinh là việc khai báo với cơ quan quản lý Nhà nước về việc một cá nhân được sinh ra, nhằm xác định danh tính đồng thời công nhận cá nhân đó là một phần của xã hội.
Bất kì cá nhân nào cũng có quyền được khai sinh, điều này đã được quy định trong nhiều văn bản pháp lý như Bộ luật Dân sự 2015 thì theo điều 30 quy định về quyền khai sinh khai tử như sau:
“Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.”
Hay tại Điều 13 Luật trẻ em năm 2016 quy định về quyền khai sinh và có quốc tịch như sau
“Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.”
Các văn bản đó đều ghi nhận rằng quyền khai sinh là một trong những quyền cơ bản của con người, không vì bất cứ lí do nào mà có thể từ chối.
Việc đăng ký khai sinh cho con cũng trở thành nghĩa vụ của cha, mẹ, những người trực tiếp chăm sóc trẻ nhỏ (trong trường hợp không xác định được hoặc không còn cha mẹ).
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp trẻ em sinh ra là con riêng của vợ hoặc chồng, không phải là con chung trong thời kì hôn nhân. Trong những trường hợp này, trẻ vẫn có quyền được khai sinh như quyền của một công dân bình thường. Việc làm giấy khai sinh cho con khi chưa ly hôn sẽ được tiến hành theo các quy định của pháp luật về hộ tịch và hôn nhân, gia đình.
Quy định pháp luật về việc xác định cha mẹ cho con
Việc đăng ký khai sinh cho con là vô cùng cần thiết đối với đứa trẻ và một trong những yếu tố quan trọng khi làm giấy khai sinh cho con đó là việc xác cha mẹ của đứa trẻ. Về mặt pháp lý, thì việc xác định cha mẹ cho con thuân theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Căn cứ theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc xác định cha. mẹ như sau:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Bên cạnh đó, việc xác định con cũng được quy định tại điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“Điều 89. Xác định con
1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
2.Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”
Từ quy định trên, ta thấy pháp luật không hạn chế về quyền đăng ký khai sinh cho con riêng khi vợ chồng hợp pháp chưa ly hôn nhưng vấn đề này vẫn có thể gặp nhiều trở ngại do quy định xác định con của Luật Hôn nhân và gia đình
Như vậy, khi cuộc hôn nhân hấm dứt trong êm đẹp thì việc tiến hành khai sinh cho con riêng sẽ vô cùng dễ dàng và thuận lợi. Tuy nhiên trên thực tế có không ít trường hợp vì những mâu thuẫn và hiểu lầm cá nhân, một trong hai bên cố tình dựa vào quy định xác định con của Luật Hôn nhân và gia đình để gây khó dễ cho bên còn lại, làm chậm trễ quá trình khai sinh, thậm chí gây ra nhiều tranh chấp không đáng có.
Có được khai sinh cho con riêng trong khi chưa ly hôn không?
Việc khai sinh cho con riêng khi cha mẹ chưa lý hôn được quy định dựa theo Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch năm 2014 được chia làm 02 trường hợp là trường hợp khai sinh không có tranh chấp và trường hợp khai sinh có tranh chấp về xác định cha mẹ con.
– Trường hợp không có tranh chấp
Trường hợp không có tranh chấp được hiểu là trường hợp vợ hoặc chồng đã biết về việc con sinh ra là con riêng và đồng thuận khai sinh cho con theo cha mẹ ruột. Khi đó, thủ tục khai sinh cho con sẽ được tiến hành kết hợp với thủ tục nhận cha mẹ con.
Căn cứ Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định như sau:
“Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.”
Thủ tục khai sinh được tiến hành như sau:
+) Bước 1: Vợ hoặc chồng làm văn bản xác nhận con riêng không phải là con ruột của mình. Văn bản này cần được chứng thực hoặc có ít nhất hai người làm chứng.
+)Bước 2: Vợ chồng cùng cha hoặc mẹ ruột của con cùng đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện việc khai sinh cho con. Khi đó, hai bên phải nộp các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (Giấy giám định quan hệ huyết thống hoặc văn bản cam đoan xác nhận về mối quan hệ cha, mẹ, con)
Thông thường khi tiến hành thủ tục đối với trường hợp này, cán bộ Tư pháp – hộ tịch sẽ kết hợp thủ tục nhận cha mẹ con. Ngoài ra có những trường hợp mà người mẹ không muốn ghi rõ thông tin thì có thể bỏ trống nội dung thông tin về người cha trong phần đăng ký khai sinh cho con, khi đó tiến hành thủ tục khai sinh cho con như bình thường,
– Trường hợp khai sinh có tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ con
Những trường hợp mà bên còn lại không biết rằng con không phải là con ruột của mình, trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con hoặc trường hợp không được biết về việc khai sinh của con riêng đều sẽ được xác định là khai sinh có tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ con.
Bên cạnh đó theo điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình về thảm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:
“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Trong trường hợp này khi muốn khai sinh cho con thì căn cứ theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình sẽ được tiến hành như sau:
+) Bước 1: Vợ hoặc chồng khởi kiện đến Tòa án yêu cầu để yêu cầu xác nhận quan hệ cha, mẹ con. Khi đó bên có yêu cầu phải giao nộp các giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ con.
Giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ con phải là văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác.
+) Bước 2: Tòa án dựa vào những chứng cứ do hai bên cung cấp đưa ra quyết định công nhận quan hệ cha, mẹ con.
+) Bước 3: Vợ hoặc chồng mang quyết định có hiệu lực của Tòa án cùng với hồ sơ đăng ký khai sinh của con đến cơ quan hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục khai sinh cho con.
==> Như vậy, việc làm giấy khai sinh cho con riêng trong khi chưa ly hôn hoàn toàn được nhưng trên thực tế việc làm khai sinh cho con riêng không phải là một thủ tục quá mới nhưng lại gặp phải không ít vướng mắc do các bên không hiểu rõ quy định của pháp luật và ngại phiền phức, rắc rối.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đổi tên và làm lại giấy khai sinh cho con như thế nào?
- Có thể làm giấy khai sinh không có tên cha được không?
- Sai họ tên trên giấy khai sinh xin sửa có khó không
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Khai sinh cho con riêng trong khi chưa ly hôn?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến con theo dân tộc của cha hay của mẹ khi khai sinh, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Đối với các thông tin được đăng ký đúng theo quy định của pháp luật về hộ tịch (tại thời điểm đăng ký), không có căn cứ chứng minh, xác định được sai sót thì không có cơ sở để giải quyết yêu cầu cải chính thông tin quê quán.
Theo Điều 23 Nghị định 123/2015, có thể làm thủ tục đăng ký lại khai sinh tại:
– Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi đã đăng ký khai sinh
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú.
– UBND cấp quận huyện: Ví dụ người trên 14 tuổi thì cơ quan cấp huyện quản lý; hoặc người nước ngoài.