Các khoản phụ cấp được sinh ra để nhằm hỗ trợ các nhân, tổ chức nào đó về một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, để được hưởng các chế độ phụ cấp này cũng cần phải chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Hồ sơ hưởng phụ cấp thâm niên lần đầu” qua bài viết sau đây nhé!
Hồ sơ hưởng phụ cấp thâm niên lần đầu
Từ trước đến nay, nghề giáo vẫn luôn được coi là một nghề trân quý và được nhiều sự tôn trọng trong xã hội. Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi với các giáo viên để họ có tinh thần để gắn bó lâu hơn với công việc của mình, phụ cấp thâm niên chính là một trong những chính là một trong những chính sách như vậy. Phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là một trong những chế độ phụ cấp để tính hưởng quyền lợi của giáo viên. Tuy nhiên không phải nhà giáo hay ai cũng nắm rõ loại phụ cấp này là gì, được tính như thế nào, và quy định phụ cấp thâm niên được pháp luật quy định khác.
Phụ cấp thâm niên là gì?
Phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương hay các chế độ khuyến khích khác.
Sở dĩ phụ cấp thâm niên được quy định, là một trong những hình thức khuyến khích của người sử dụng lao động đối với người lao động để họ có thể gắn bó và làm nghề lâu dài, đồng thời cũng là để tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn.
Người lao động càng có nhiều năm gắn bó với nghề thì càng có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, mà trong bất cứ nghề nghiệp nào, kể cả làm việc trong cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp, công ty bên ngoài, kinh nghiệm cũng là điều vô cùng quan trọng, người lao động có kinh nghiệm có thể nắm bắt công việc dễ dàng hơn, làm việc với hiệu suất cao hơn…
Như vậy, phụ cấp thâm niên chính là một chế độ khuyến khích được ghi nhận trong hợp đồng làm việc mà người sử dụng đưa ra cho người lao động để người lao động có thể làm việc tích cực, hiệu quả và gắn bó với nghề hơn.
Quy định về phụ cấp thâm niên của nhà giáo
Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định tại định 77/2021/NĐ-CP, trong đó quy định về đối tượng, thời gian tính hưởng, thời gian không tính hưởng và mức phụ cấp thâm niên cụ thể như sau:
Các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo
+ Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
+ Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
+ Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự.
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
e) Thời gian không làm việc khác.
Mức hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên
Hiện nay, mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được quy định như sau:
Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Như vậy, mức tiền hưởng phụ cấp thâm niên sẽ được tính theo công thức:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Sự gắn bó dài lâu với nghề của nhà giáo là một điều vô cùng đáng quý. Các giáo viên có thâm niên công tác cao hơn sẽ có kinh nghiệm giảng dạy nhiều hơn, kinh nghiệm này có thể cả về kiến thức giảng dạy, và cả về việc nắm bắt được tâm lý, cách hành xử của các học sinh, sinh viên, học viên của mình, dựa trên những kinh nghiệm đó mà có thể thực hiện công tác giảng dạy, uốn nắn học sinh của mình một cách đúng đắn hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy trợ cấp thâm niên được Nhà nước đưa ra để khuyến khích các giáo viên gắn bó hơn với công việc của mình, thực hiện tốt hơn công tác “trồng người”, bồi dưỡng thế hệ nhân tài cho đất nước.
Hồ sơ hưởng phụ cấp thâm niên lần đầu bao gồm những gì?
-Thủ tục, hồ sơ hưởng phụ cấp thâm niên:
Tờ khai quá trình công tác, giảng dạy;
Các hợp đồng làm việc hoặc văn bản có liên quan;
Các quyết định tuyển dụng, quyết định công nhận hết thời gian tập sự, quyết định nâng bậc lương gần nhất;
Sổ bảo hiểm xã hội(trường hợp chưa có sổ thì phải có xác nhận quá trình đóng bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện);
Biên bản họp xét, công văn đề nghị và danh sách đề nghị hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo của nhà trường.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung
- Phụ cấp chuyên cần có đóng bảo hiểm không?
- Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN 2022
- Cách tính phụ cấp chức vụ
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hồ sơ hưởng phụ cấp thâm niên lần đầu gồm những gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: tra cứu quy hoạch xây dựng, điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 2.1 và điểm 2.2 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung.
Thời gian được xác định làm cơ sở để tính mức hưởng phụ cấp thâm niên được tính bằng tổng các thời gian sau:
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.