Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam đang ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại, nhượng quyền thương mại là một trong số đó. Vậy nhượng quyền thương mại là gì? Các hình thức nhượng quyền thương mạiphổ biến hiện nay bao gồm những hình thức nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ Điều 283 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; – Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Theo điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định về Hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:“Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại
Căn cứ vào Điều 286, 287, 288, 289 Luật Thương mại 2005 quy định:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền và nghĩa vụ của các bên như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền
– Nhận tiền nhượng quyền, tổ chức quảng cáo cho hệ thống và mạng lưới nhượng quyền thương mại, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm.
– Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại, đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật, thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền
– Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật, đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. – Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng, đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh, chấp nhận sự kiểm soát, giám sát, tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ, giữ bí mật về bí quyết kinh doanh, ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng, điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền, không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Các hình thức nhượng quyền thương mại
Thị trường Việt Nam đang ngày càng phát triển theo đó là những hoạt động thương mại cũng phát triển mạnh mẽ, một trong số đó là hoạt động nhượng quyền thương mại. Các hình thức nhượng quyền thương mại có một số hình thức phổ biến hiện nay là:
Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ
Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ có một số hình thức như sau:
Nhượng quyền thương mại trong nước: Các thương hiệu Việt Nam hiện nay cũng đã bắt đầu phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp mới nhau, thường là giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa mới được thành lập.
Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Đây là hình thức mà các chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như: KFC, ADIDAS,Nike,…
Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Hiện nay, có các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đã được nhượng quyền ra các nước, có thể kể đến các thương hiệu như: cà phê Trung Nguyên, Phở 24,…
Nhượng quyền thương mại căn cứ theo tiêu chí kinh doanh
Căn cứ theo tiêu chí kinh doanh có một số hình thức nhượng quyền thương mại sau:
Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Đây là hình thức mà người nhượng quyền cho phép người được nhận quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung ứng trong phạm vi và theo thời gian nhất định. Tuy nhiên, người nhận quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Có thể kể đến các thương hiệu đã được nhượng quyền cho loại hình thức này như: Coca cola, hãng xe hơi Ford,…
Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh
Hiện nay, có thể coi là hình thức chuyển nhượng thương mại phổ biến nhất, hay còn được gọi với tên gọi khác là nhượng quyền kinh doanh. Theo đó, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền thương mại được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kĩ năng cơ bản.
Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh
Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh có 4 hình thức sau:
Nhượng quyền thương mại độc quyền: Là hình thức nhận nhượng quyền, mà trong đó người nhận được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán.
Thương nhân nhượng quyền thương mại độc quyền có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức nhượng quyền thương mại phát triển khu vực (Area development franchise) hay nhượng quyền thương mại riêng lẻ (single-unit franchise). Nếu người nhận nhượng quyền muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên nhương quyền. Theo hình thức này, người nhận không được phép nhượng quyền lại. Với hình thức này, bên nhận nhượng quyền thương hiệu phải chủ động tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu trong khu vực của mình.
Nhượng quyền thương mại theo vùng: Đây là hình thức nhượng quyền mà người nhận nhượng quyền theo vùng sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người nhận nhượng quyền độc quyền để bán lại cho các người mua nhượng quyền thương mại riêng lẻ (single-unit franchise) trong vùng (region) mà mình mua với những quy định theo thỏa thuận với công ty nhượng quyền. Hình thức này giống như trung gian của nhượng quyền thương mại độc quyền và nhượng quyền thương mại riêng lẻ. Điểm khác biệt của hình thức này với hình thức nhượng quyền thương mại độc quyền là chỉ có thể nhượng quyền lại cho các nhượng quyền thương mại riêng lẻ chứ không được mở các cửa hiệu kinh doanh thương hiệu của mình.
Nhượng quyền thương mại phát triển khu vực: Ở hình thức này người nhượng quyền được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh (số lượng theo cam kết với bên bán) tại một khu vực, lãnh thổ nhất định và theo thời gian cụ thể. Người nhận nhượng quyền trong trường hợp này không được phép nhượng quyền lại. Họ sẽ phải cam kết mở bao nhiêu của hàng nhượng quyền trong thời gian nhất định. Nếu họ muốn bán nhượng quyền lại cho bên thứ ba thì họ phải mua theo hình thức nhượng quyền thương mại độc quyền và người mua nhượng quyền phải trả một khoản phí lớn để có thể độc quyền mở các của hiệu nhượng quyền trong một khu vực và thời gian nhất định. Nhượng quyền thương mại riêng lẻ: Người nhận nhượng quyền ký hợp đồng trực tiếp với người nhượng quyền (là chủ chính hoặc nhượng quyền thương mại độc quyền) để mở ra một đơn vị kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền của bên bán, tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian cụ thể. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn và người nhận nhượng quyền phải trả thêm một khoản phí. Người nhận nhượng quyền thương mại theo hình thức này không thể nhượng lại cho bên thứ ba hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu. Vì thế, người nhận nhượng quyền lẻ thường chỉ có thể mua được qua các nhượng quyền thương mại độc quyền (đối với thương hiệu nổi tiếng) hay các chủ thương hiệu nhỏ. Với các ví dụ điển hình như KFC, Jolibee, Loterria, McDonald’s thông qua hình thức này để nhượng quyền vào Việt Nam.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Các hình thức nhượng quyền thương mại”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
- Đối tượng của hợp đồng thương mại
- Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Hoạt động này bắt buộc phải đăng ký, căn cứ Khoản 1 Điều 291 quy định về đăng ký nhượng quyền thương mại như sau: “Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại”.
Điều kiện đối với Bên nhượng quyền đó là thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm:
– Nội dung của quyền thương mại.
– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
– Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
– Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.