Chào Luật sư X, em đang học kế toán nên rất quan tâm đến các vấn đề, quy định liên quan đến thuế cũng chính vì thế em vẫn còn nhiều vấn đề tắc mắc liên quan đến thuế trục thu, hiện nay có các loại thuế trực thu nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé nhé.
Căn cứ pháp lý
Thuế là gì?
Theo Wikipedia, thuế là một khoản tài chính (tiền) bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công (các khoản chi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân khi trang trải kinh phí cho các hoạt động do chính phủ quản lý) khác nhau.
Còn theo Luật Quản lý thuế 2019:
- Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Như vậy, cách hiểu đơn giản nhất, thuế là khoản tiền mà người dân nộp cho ngân sách Nhà nước để giúp quản lý, điều hành đất nước.
Thuế là khoản tiền phải nộp, mang tính bắt buộc mà tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thuế trực thu là gì?
Xét về mặt từ ngữ, thuế trực thu nghĩa là thuế được thu trực tiếp.
Về mặt pháp luật, thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của loại thuế này, đó là, người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.
Như vậy, thuế trực thu không phải là một loại thuế độc lập trong hệ thống thuế. Đây là cách gọi để người nghe dễ dàng nhận biết, xác định ai là người thực tế chịu thuế.
Mục đích Nhà nước áp dụng loại thuế này là nhằm điều tiết thu nhập của người có thu nhập. Thông qua việc nộp thuế trực thu, người chịu thuế phải trích một phần từ chính thu nhập của mình để nộp cho Nhà nước mà không thể chuyển nghĩa vụ này sang cho bất kỳ đối tượng nào khác.
2 ví dụ về thuế trực thu thường gặp nhất đó là thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Thuế trực thu có một số ưu điểm như:
- Có tính chất công bằng trong việc điều tiết thu nhập thặng dư của người nộp thuế.
- Giúp đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việc điều tiết thu nhập.
Sở dĩ thuế trực thu có tính công bằng bởi vì phần đóng góp về thuế trực thu phù hợp đối với khả năng của từng loại đối tượng và có tính phân loại đối tượng.
Một số loại thuế trực thu thường gặp
- Thuế thu nhập cá nhân: Đây là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp hay thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết của gia đình. Do đó việc nộp thuế thu nhập cá nhân được coi là cách làm giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cũng như thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Khi doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tạo ra lợi nhuận, sẽ phải nộp thuế cho Nhà nước. Thuế thu nhập của doanh nghiệp sẽ được thu dựa vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Các loại thuế trực thu
- Thuế trực thu: Hiểu đơn giản là loại thuế được thu trực tiếp.
Người nộp thuế trực thu theo quy định của nhà nước cũng chính là người chịu thuế. Loại thuế này sẽ điều tiết trực tiếp đến thu nhập của người chịu thuế.
Các loại thuế trực thu hiện nay tại Việt Nam gồm có: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Đặc điểm của thuế trực thu bao gồm:
+ Thuế trực thu tính thuế dựa trực tiếp trên khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp theo quy định nên có tính công bằng hơn thuế gián thu.
+ Thuế này ít tác động đến giá cả thị trường bởi trực thu đánh vào tiền của từng cá nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thuế trực thu cũng có nhược điểm là:
+ Tu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều nên thuế này hạn chế sự cố gắng thu nhập của từng đối tượng cụ thể.
+ Tạo ra gánh nặng và áp lực cho người nộp thuế do thuế trực thu do người có thu nhập bắt buộc phải trả trực tiếp.
+ Việc thu thuế trực thu phức tạp hơn thuế gián thu.
Sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu là gì?
Đây đều là 02 phương thức thu thuế theo như quy định của pháp luật, góp phần điều tiết thu nhập của các cá nhân và tổ chức, đồng thời mang tính bắt buộc. Tuy nhiên thuế trực thu và thuế gián thu cũng sở hữu những điểm khác biệt, cụ thể:
Về bản chất
- Với thuế gián thu thì đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là 02 người khác nhau. Ví dụ thuế VAT sẽ đánh lên người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thu lại tất cả khoản thuế này rồi nộp lại cho nhà nước. Như vậy thì thực chất doanh nghiệp không hề phải chịu bất cứ khoản thuế VAT nào.
- Với thuế trực thu thì đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một. Ví dụ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công hay tiền lương đều sẽ do người lao động trực tiếp nộp.
Mức độ tác động đến nền kinh tế
- Thuế gián thu có tác động trực tiếp lên giá cả của thị trường do phần thuế này sẽ được công cả vào giá bán của mỗi hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Thuế trực thu ít ảnh hưởng đến giá cả của thị trường do thuế đánh trực tiếp vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập tính cho một kỳ kinh doanh cụ thể.
Mức độ quản lý
- Thuế gián thu: Dễ thu vì nó được cấu thành trong giá bán hàng hóa dịch vụ. Với người tiêu dùng có trình độ dân trí chưa cao thì sẽ không thể phát hiện ra được. Chính vì thế ở tất cả những nước nghèo, chậm phát triển thì thuế gián thu chính là nguồn thu chủ yếu. Còn những nước phát triển lại lấy thuế trực thu làm nguồn thu ngân sách chính.
- Thuế trực thu: Đây là nguồn thu khó, dễ trốn, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Hình thức thanh toán hiện nay vẫn chủ yếu là tiền mặt và nhà nước sẽ không kiểm soát được thu nhập chính xác của người nộp thuế.
Có thể bạn quan tâm
- Xin cấp lại giấy khai sinh online đơn giản – nhanh chóng
- Những dự án thuộc diện nhà nước thu hồi đất
- UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không?
- Bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp hiện nay
- Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp là khi nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Các loại thuế trực thu theo quy định hiện nay“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nhà nước thu thuế để có chi phí bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, sau đó là cung cấp cho các lợi ích cho quốc gia như các cơ sở vật chất, quốc phòng, pháp luật, y tế, môi trường,…để phục vụ cho người dân.
Chưa hết, Nhà nước thu thuế bởi thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ thị trường trong nước và đảm bảo cân bằng giữa các nhóm lợi ích trong xã hội bằng cách tăng thuế, giảm thuế hoặc miễn thuế. Ví dụ, Nhà nước muốn khuyến khích tiêu dùng nên giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% hay giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng để kìm giá xăng dầu…
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh.
Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.