Hành vi uống bia trong rạp chiếu phim bị phạt bao nhiêu tiền?

bởi Đinh Tùng
Hành vi uống bia trong rạp chiếu phim bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Minh Ngọc, vừa rồi tôi và bạn trai có đi xem phim tại rạp. Trong lúc xem phim tôi thấy có một số người mang bia vào uống, sau một lúc thì say xỉn và đã bị nhân viên mời ra ngoài để làm việc xử phạt. Tôi băn khoăn về việc trong những trường hợp như vậy thì sẽ bị xử phạt ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi câu hỏi về hành vi uống bia trong rạp chiếu phim bị phạt bao nhiêu tiền không?. Mong luật sư giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Hành vi uống bia trong rạp chiếu phim bị phạt bao nhiêu tiền?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Những địa điểm công cộng nào không được uống rượu, bia?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định những địa điểm công cộng không được uống rượu, bia gồm có:

– Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

– Nhà chờ xe buýt.

– Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Uống bia trong rạp chiếu phim bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

b) Ép buộc người khác uống rượu bia.

Căn cứ Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó, bạn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu như bạn có hành vi uống bia trong rạp chiếu phim.

Hành vi uống bia trong rạp chiếu phim bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi uống bia trong rạp chiếu phim bị phạt bao nhiêu tiền?

Quay video clip trong rạp chiếu phim rồi đăng lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?

Hành vi quay lại video trong rạp chiếu dù đã được nhắc nhở được coi là hành vi sao chép trái phép tác phẩm và hành vi đăng clip lên các trang mạng xã hội được coi là hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của tác giả được quy định cụ thể tại Điều 28 – Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểmi khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

Như vậy, hành vi sao chép và công bố clip không chỉ vi phạm nội quy của rạp chiếu phim mà còn vi phạm pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt theo Điều 28, Nghị định 131/2013/NĐ-CP về Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao, bản ghi âm, ghi hình:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Tóm lại, sao chép và công bố bản ghi hình lên mạng xã hội đã vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phim đó và sẽ phải chịu trách nhiệm bị xử phạt theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hành vi uống bia trong rạp chiếu phim bị phạt bao nhiêu tiền?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: đăng ký tạo chữ ký số, token, chữ ký điện tử, điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Địa điểm nào không được bán bia?

Tại Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định địa điểm không bán rượu, bia như sau:
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

Như vậy, các địa điểm theo quy định như trên là những địa điểm không được bán bia.

Có được uống bia tại ký túc xá hay không?

Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về địa điểm không được uống rượu, bia như sau:
– Cơ sở y tế.
– Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
– Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
– Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
– Cơ sở bảo trợ xã hội.
– Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
– Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, có thể thấy ký túc xá là địa điểm pháp luật không cấm uống rượu, bia. Tuy nhiên, tùy từng đơn vị ký túc xá mà có nội quy, quy định riêng cho trường hợp này.

Nhân viên y tế uống bia khi khám bệnh thì bị xử lý như thế nào?

Theo đó, tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về việc xử lý đối với hành vi này như sau:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
=> Như vậy, theo quy định này thì người nào uống bia khi khám bệnh cho người khác thì có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi này còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm