Điều kiện kinh doanh rạp chiếu phim cần có những gì?

bởi Thanh Loan
Điều kiện kinh doanh rạp chiếu phim theo quy định pháp luật

Trong xã hội ngày nay, con người đã có nhiều hình thức giải trí bao gồm phim ảnh, phim video và truyền hình. Với sự phổ biến của công nghệ như tivi, máy tính, điện thoại thông minh đã góp phần rất lớn trong việc đưa phim ảnh và các chương trình truyền hình đến gần hơn với mọi người, mọi gia đình trong xã hội. Với nhu cầu như vậy, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim và chương trình truyền hình cũng được thành lập. Vậy điều kiện kinh doanh rạp chiếu phim cần những gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để nắm được các quy định về điều kiện kinh doanh rạp chiếu phim.

Căn cứ pháp luật

Luật Điện ảnh 2006 sửa đổi 2009

Nghị định 54/2010/NĐ-CP

Điều kiện kinh doanh rạp chiếu phim theo quy định pháp luật

Phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp

Cơ sở kinh doanh rạp chiếu phim phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo luật Doanh nghiệp năm 2014. Pháp luật hiện nay có năm loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân. Cơ sở kinh doanh rạp chiếu phim phải được thành lập theo một trong năm loại hình doanh nghiệp vừa nêu trên. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có hồ sơ, thủ tục thành lập khác nhau. Chủ cơ sở sẽ quyết định lựa chọn để thành lập.

Điều kiện về Giám đốc, tổng giám đốc khi kinh doanh rạp chiếu phim

Giám đốc, Tổng giám đốc phải đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện theo pháp luật Doanh nghiệp. Theo đó, giám đốc, tổng giám đốc là người phải có năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo Điều lệ của doanh nghiệp nếu có. Bên cạnh đó, giám đốc, tổng giám đốc của doanh nghiệp kinh doanh rạp chiếu phim phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động điện ảnh.

Điều kiện về các loại phim chiếu tại rạp khi kinh doanh rạp chiếu phim

Doanh nghiệp chiếu phim được nhập khẩu để phổ biến. Phim nhập khẩu phải có bản quyền hợp pháp. Phim nhập khẩu không có nội dung, hình ảnh, âm thanh chữ viết tuyên truyền chống phá nhà nước. Không tuyên truyền kích động chiến tranh, gây thù. Không tuyên truyền, truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan,… Phim không mang nội dung tuyên truyền bí mật của Đảng, bí mật an ninh quốc phòng, ngoại giao, kinh tế,… Phim không xuyên tạc sự thật lịch sử. Không phủ nhận thành tựu cách mạng. Phim không mang nội dung xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc, uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Phim Việt Nam do cơ sở sản xuất phim sản xuất; Phim nhập khẩu; Phim được sản xuất từ việc hợp tác, cung cấp dịch vụ sản xuất, liên doanh sản xuất với tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được chiếu tại rạp khi đã có giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

Đối với phim do đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình sản xuất và nhập khẩu đã có quyết định phát sóng trên đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình thì sẽ được chiếu mà không cần giấy phép phổ biến phim. Lưu ý, việc cấp giấy phép phổ biến phim sẽ được dựa trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim.

Điều kiện kinh doanh rạp chiếu phim theo quy định pháp luật
Điều kiện kinh doanh rạp chiếu phim theo quy định pháp luật

Điều kiện về rạp chiếu phim khi kinh doanh rạp chiếu phim

Rạp chiếu phim phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rạp chiếu phim.

Rạp chiếu phim, phải bao gồm phòng khán giả, buồng máy, khu vực tiền sảnh. Rạp chiếu phim phải có bãi đỗ xe và đường cho xe lăn của người khuyết tật. Lối ra vào bãi đỗ xe không được cắt ngang dòng người chính ra vào rạp. phải tuân thủ các quy định hiện hành về kết cấu, thiết kế, môi trường, an toàn cháy nổ và các quy định khác về xây dựng có liên quan.

Phòng khán giả

Diện tích phòng khán giả phải được thiết kế trên cơ sở đảm bảo cho mỗi chỗ ngồi khán giả có diện tích không nhỏ hơn 0,80 m2 và khối tích từ 4,0 m3 đến 6,0 m3. Bao gồm cả diện tích chỗ ngồi và lối đi lại. Phải đáp ứng các thông số kỹ thuật về màn ảnh, điều kiện nhìn rõ, bố trí chỗ ngồi.

Ghế ngồi trong phòng khán giả phải được gắn với nhau thành từng hàng và được cố định với nền. Các ghế lật phải đảm bảo không gây tiếng động khi sử dụng và tạo sự thoải mái cho khán giả trong suốt thời gian ngồi xem. Khoảng cách giữa 2 hàng ghế phải đảm bảo không nhỏ hơn 0,95 m.

Kích thước ghế ngồi: Chiều rộng không nhỏ hơn 0,5 m. Chiều sâu không nhỏ hơn 0,45 m. Phải bố trí ít nhất 1/3 số ghế hàng đầu có thể tháo rời dành cho người khuyết tật ngồi xe lăn. Phòng khán giả phải có cửa thoát hiểm riêng.

Phòng máy

Phòng máy phải có kích thước tối thiểu 6 m x 3,6 m x 2,5 m. Buồng máy phải được bố trí ở phía chính diện với màn ảnh. Tường ngăn cách giữa buồng máy và phòng khán giả phải được thiết kế cách âm.

Cửa sổ chiếu và cửa sổ quan sát phải đáp ứng các yêu cầu sau: Kính cửa sổ chiếu và cửa sổ quan sát đặt nghiêng một góc từ 7° đến 10°. Cửa sổ chiếu và cửa sổ quan sát phải đảm bảo kích thước 0,40 m x 0,25 m. Cửa buồng máy phải mở ra ngoài, kích thước không nhỏ hơn 2,00 m x 0,85 m.

Khu vực sảnh

Khu vực tiền sảnh là khu vực chuyển tiếp giữa bên ngoài và phòng chiếu phim. Đáp ứng yêu cầu mua vé của khán giả, chỗ cho khán giả xem giới thiệu quảng cáo phim, phân chia khán giả về các phòng chiếu. Và phục vụ nhu cầu dịch vụ của khán giả. Diện tích khu vực tiền sảnh được thiết kế trên cơ sở đảm bảo tương ứng với số ghế khán giả có diện tích không nhỏ hơn 0,30 m2 đến 0,45 m2 cho một chỗ ngồi. Kể cả chỗ bán vé, điện thoại công cộng, căng tin – giải khát. Mỗi rạp có ít nhất từ 1 đến 3 cửa bán vé. Diện tích quy định cho một cửa bán vé không nhỏ hơn 1,5 m².

Các hoạt động căng tin – giải khát, giải trí được bố trí liền với khu vực tiền sảnh. Không được phép thông với hành lang phân chia khán giả hoặc sảnh nghỉ. Cửa vào của khán giả phải mở ra ngoài, theo hướng thoát người. Không được làm cửa cuốn, cửa kéo, cửa sập, cửa chốt, cánh bản lề mở vào trong.

Khu vệ sinh

Khu vệ sinh dành cho khán giả được bố trí liền với phòng đợi. Nhưng không liên thông với khu vực tiền sảnh vào hoặc các không gian bên ngoài. Không cho phép khu vệ sinh mở cửa trực tiếp vào phòng khán giả. Khu vệ sinh nam, nữ phải bố trí riêng biệt, có buồng đệm. Số lượng thiết bị vệ sinh cho khán giả tối thiểu là: 1 xí, 2 tiểu, 1 chậu rửa tay: cho 150 khán giả nam. 1 xí, 2 tiểu, 1 chậu rửa tay: cho 150 khán giả nữ. Phòng vệ sinh dành cho khán giả phải tính đến nhu cầu sử dụng người khuyết tật theo quy định có liên quan.

Các điều kiện khác

Ngoài ra, rạp chiếu phim sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác. Như: Yêu cầu về chất lượng hình ảnh, âm thanh, hệ thống thiết bị điện, ánh sáng.

Điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy khi kinh doanh rạp chiếu phim

Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn. Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở. Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; Thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; Việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được phê duyệt. Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy. Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp. Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình theo quy định của pháp luật quy định. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Điều kiện kinh doanh rạp chiếu phim theo quy định pháp luật“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, thành lập công ty liên doanh, công ty tạm ngừng kinh doanh … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục xin đăng ký kinh doanh rạp chiếu phim cần gì?

Chủ sở hữu cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Bản điều lệ công ty có xác nhận từ các thành viên sáng lập
Bản danh sách chi tiết các thành viên công ty hay cổ đông
Bản sao các giấy tờ như CMND / hộ chiếu chủ sở hữu, các thành viên sáng lập, cổ đông.
Đem hồ sơ nộp lên Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương. Thời gian xét duyệt hồ sơ sẽ từ 5-7 ngày

Nhà đầu tư nước ngoài có được phép kinh doanh rạp chiếu phim tại Việt Nam không?

Luật Điện ảnh 2006 cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để kinh doanh rạp chiếu phim tại Việt Nam, tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi bởi Luật Điện ảnh 2009.
Theo đó, đối với dịch vụ sản xuất, phát hành, chiếu phim, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép hoạt động dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hoặc liên doanh với các đối tác Việt Nam đã được cấp phép cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam.
Đối với hình thức hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài sẽ ký kết hợp đồng với đối tác Việt Nam để kinh doanh rạp chiếu phim mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Đối với hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài sẽ hợp tác cùng một doanh nghiệp Việt Nam để thành lập một doanh nghiệp liên doanh kinh doanh rạp chiếu phim. Phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh theo cam kết của Việt Nam với WTO.

Xin giấy phép kinh doanh rạp chiếu phim như thế nào?

Muốn kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh rạp chiếu phim thì chủ thể cần phải đảm bảo nhiều yêu cầu. Ban đầu đó chính là quyền hợp pháp. Doanh nghiệp  được phép nhập khẩu phim nhưng phim nhập khẩu phải có bản quyền hợp pháp và đảm bảo không vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh; cam kết nội dung  không xuyên tạc lịch sử, không được vi phạm thuần phong mỹ tục…
Phim Việt Nam do cơ sở sản xuất phim sản xuất, phim được sản xuất từ việc hợp tác, liên doanh sản xuất với tổ chức/cá nhân nước ngoài chỉ chiếu rạp khi đã có giấy phép phổ biến phim của tổ chức quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Đối với phim do đài truyền hình sản xuất và nhập khẩu đã có quyết định phát sóng trên đài truyền hình thì sẽ được chiếu mà không cần giấy phép phổ biến phim. Giấy phép phổ biến phim sẽ được cấp dựa trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim.
Kể từ 01/01/2015, rạp chiếu phim xây dựng mới phải có giấy phép kinh doanh rạp chiếu phim và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã quy định tại Thông tư 16/2013//TT-BVHTTDL.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm