Xin chào Luật sư X. Em đang có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp. Em có thắc mắc về chế độ ốm đau 14 ngày trong một tháng, khi nghỉ ốm đau trên 14 ngày thì người lao động có phải đóng tiền bảo hiểm tháng nghỉ đó không? Nghỉ ốm trên 14 ngày có được hưởng chế độ ốm đau không? Nghỉ 14 ngày ốm đau những ngày còn lại vẫn đi làm thì vẫn được trả lương đúng không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng nào hưởng chế độ ốm đau?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ là người:
- Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
- Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.
Nghỉ việc 14 ngày trở lên trong tháng có phải đóng BHXH, BHYT?
Tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định:
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như vậy, sẽ có các trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: NLĐ nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì NLĐ và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.
– Trường hợp 2: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT; nhưng NLĐ sẽ vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
– Trường hợp 3: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động:
+ Không phải đóng BHXH; nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH để tính hưởng BHXH đối với NLĐ.
+ Không phải đóng BHYT, mà cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.
– Trường hợp 4: NLĐ nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH; thời gian này không được tính để hưởng BHXH đối với NLĐ.
Nghỉ ốm trên 14 ngày có được hưởng chế độ ốm đau không?
Khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày, vấn đề đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của người đó sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Có thể thấy, khi nghỉ ốm đau dài ngày, người lao động sẽ không phải đóng BHYT và các loại bảo hiểm bắt buộc khác.
Lúc này, doanh nghiệp cũng sẽ thực hiện báo giảm lao động với lý do người lao động nghỉ ốm đau dài ngày để không phải đóng bảo hiểm.
Căn cứ, Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26; Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội; sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó”.
Do đó, người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp thông thường; hoặc trong 180 ngày đầu đối với trường hợp ốm đau dài ngày thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Tiền lương của những ngày còn lại trong tháng không hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ Điều 168 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động”.
Theo quy định trên, trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động. Điều này có nghĩa rằng những ngày còn lại trong tháng người lao động không hưởng chế độ ốm đau thì vẫn được trả lương cho những ngày làm việc đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- 3 bước để hưởng chế độ ốm đau với F0 điều trị tại nhà
- Bị tai nạn lao động được bồi thường bao nhiêu tiền?
- Đang điều trị tai nạn lao động có được trả lương không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề ““. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, tìm hiểu về quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên
hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động và hỗ trợ một phần chi phí điều trị, người lao động ốm đau được hưởng chế độ với mức hưởng:
Mức hưởng hàng tháng = 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:
– Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Chế độ ốm đau là một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân văn cao cả, nhằm bảo đảm thu nhập cho người tham gia BHXH tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn,…
Chế độ này có tác dụng to lớn không chỉ với người lao động, gia đình của họ mà còn với người sử dụng lao động. Đối với bản thân người lao động, chế độ hỗ trợ một phần kinh phí điều trị, duy trì cuộc sống hàng ngày, giúp người lao động nhanh chóng trở lại làm việc, ổn định đời sống.