Ngồi tù vì cho mượn tài khoản ngân hàng đúng không?

bởi TranQuynhTrang
Ngồi tù vì cho mượn tài khoản ngân hàng đúng không?

Xin chào Luật sư X. Hiện nay tôi thấy tình trạng mở tài khoản ngân hàng, cho mượn tài khoản ngân hàng diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, việc mở, cho mượn tài khoản ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy khi cho mượn tài khoản ngân hàng có phạm tội lừa đảo không? Ngồi tù vì cho mượn tài khoản ngân hàng đúng không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật liên quan đến nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Rủi ro khi cho mượn tài khoản ngân hàng

Tài khoản ngân hàng do ngân hàng mở cho khách hàng của ngân hàng mình, việc mở tài khoản cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản này để thực hiện một số mục đích như tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền. Tài khoản ngân hàng gắn liền với nhân thân của mỗi người nên việc sử dụng tài khoản thực hiện các giao dịch phải là chủ tài khoản. Bên cạnh đó, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm trước các giao dịch dân sự mà mình xác lập và chịu trách nhiệm làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi phát sinh hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi cơ quan Nhà nước yêu cầu.

Do đó, nếu chủ tài khoản cho người khác sử dụng tài khoản của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngồi tù vì cho mượn tài khoản ngân hàng đúng không?

Về quy định ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản ngân hàng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2014/TT – NHNN, trong quá trình sử dụng tài khoản, chủ tài khoản có quyền ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản của mình. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Như vậy, trong trường hợp cho mượn tài khoản ngân hàng, phải gửi văn bản ủy quyền tới ngân hàng nơi mở tài khoản, kèm theo mẫu chữ ký, bản sao chứng minh nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của người được ủy quyền sử dụng tài khoản.

Ngồi tù vì cho mượn tài khoản ngân hàng đúng không?
Ngồi tù vì cho mượn tài khoản ngân hàng đúng không?

Hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự do vi phạm giao dịch tài chính liên quan tới tài sản có nguồn gốc bất chính.

Trong trường hợp số tiền có nguồn gốc bất chính có thể bị xử lý theo điều 324 bộ luật hình sự 2015 về tội rửa tiền, cụ thể như sau:

Điều 324. Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ngồi tù vì cho mượn tài khoản ngân hàng đúng không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; muốn sử dụng dịch vụ tạm ngưng công ty, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có cần mang theo sổ hộ khẩu khi mở tài khoản ngân hàng không?

Khoản 7 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN. Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Khi mở thẻ ATM (tài khoản thanh toán cá nhân) không cần phải mang theo sổ hộ khẩu. Chị chỉ cần chuẩn bị thẻ CCCD/CMND còn hiệu lực và giấy đề nghị mở tài khoản (do Ngân hàng cung cấp).

Cần đáp ứng điều kiện gì để mở tài khoản ngân hàng?

Cá nhân mở tài khoản ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện như sau: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất; hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Có lấy lại được tiền khi chuyển khoản nhầm không?

Câu trả lời là có. Việc lấy lại tiền chuyển nhầm sẽ do ngân hàng trung gian thực hiện. Còn người chuyển nhầm không thể nào tự mình liên hệ người nhận nhầm lấy lại tiền được; bởi không có thông tin của người đó; và cũng rất khó giải quyết để đòi tiền lại theo kiểu cá nhân gặp cá nhân. Việc lấy lại tiền là được nhưng phải mất khá nhiều thời gian.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm