Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là càng nhiều các tệ nạn xã hội. Các tệ nạn xã hội ngày nay xảy ra phổ biến ở một bộ phận dân cư đặc biệt là những người trẻ tuổi. Để khắc phục tình trạng này nhà nước đã ban hành rất nhiều các luật và bộ luật mới. Vậy luật phòng chống tệ nạn xã hội mới nhất quy định như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 103/2020/NĐ-CP
Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.
Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như:
+ Thói hư, tật xấu.
+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
+ Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…
Bản chất của tệ nạn xã hội là các hiện tượng trái với bản chất xã hội chủ nghĩa, thuần phong mỹ tục, pháp luật và đạo đức.
Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán, văn hóa, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, sức khoẻ, giống nòi dân tộc… là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
Tệ nạn xã hội trong sinh viên là một hiện tượng xã hội, có ảnh hưởng rất lớn tới thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy, để đưa ra những biện pháp đấu tranh, phòng chống có hiệu quả, thì trước tiên, ta phải tìm hiểu được những nguyên nhân làm phát sinh ra tệ nạn xã hội trong sinh viên đó.
Một trong những tệ nạn bùng phát trong những ngày lễ, Tết đó là cờ bạc, đặc biệt là ở nhiều vùng quê gây ra nhiều bất ổn trong chính cuộc sống gia đình và an ninh xã hội. Trong những ngày lễ Tết nhiều điểm chơi cờ bạc bắt đầu rộ lên ở nhiều địa phương với nhiều dạng thức như bầu cua, xóc đĩa, tiến lên hay tá lả, thậm chí là những người còn nghèo khó tại các vùng quê cũng bị thu hút bởi cờ bạc, mỗi lần chơi có người đặt đến nửa triệu đồng, thậm chí là đến 1 triệu 2 triệu đồng.
Có những người khi đã đam mê trò đỏ đen có bao nhiêu tiền cũng đánh, đặt cả điện thoại, xe máy sau Tết thì trắng tay. Hiện pháp luật nước ta đã nghiêm cấm đánh bạc được thực hiện dưới bắt kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Hiện nay, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, thì các hoạt động văn hóa giải trí cũng phát triển khá mạnh, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ karaoke, vũ trường tăng đột biến. Đây là lĩnh vực khá nhạy cảm dễ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm. Các tệ nạn xã hội này hoạt động dưới các hình thức khác nhau, diễn biến phức tạp len lỏi khắp các địa phương vùng miền có chiều hướng tăng về tính chất mức độ quy mô và gây dư luận xấu trong đời sống nhân dân
Các loại tệ nạn xã hội
– Tệ nạn ma túy: là khái niệm chung để chỉ tình trạng nghiện lệ thuộc vào ma túy, các tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.
Ma túy được hiểu là những chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin…); heroin được tổng hợp từ morphin hay tổng hợp amphetamine có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu… Đây là chất gây nghiện nguy hại cho người sử dụng.
Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 – 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
Bên cạnh đó, sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên…vì trong gia đình có người nghiện) . Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc…)
Bên cạnh gia đình, người nghiện ma túy còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm… Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa…Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý.
Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
– Tệ nạn mại dâm : là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân và tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi ích khác để trao đổi với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục (đối với người mua dâm) hoặc nhu cầu về tiền bạc, lợi ích vật chất (đối với người bán dâm).là hiện tượng xã hội trái pháp luật, biểu hiện tình trạng các cá nhân tổ chức và tham gia các trò chơi cờ bạc dưới mọi hình thức, gây ra những hậu quả xấu, tác động tiêu cực tới trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội
–Tệ nạn cờ bạc : Với xu hướng lây lan mạnh và ngày càng phổ biến, tệ nạn cờ bạc và tội phạm đánh bạc hiện nay đang phát triển mạnh dưới nhiều hình thức tinh vi và xảo quyệt, làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội thêm phức tạp. Thậm chí, tại nhiều địa phương, hoạt động cờ bạc xuất hiện công khai ngay tại các lễ hội.
Cờ bạc được “ẩn náu” dưới nhiều hình thức khác nhau. Tại miền Bắc phổ biến là các trò: Số đề, chắn cạ, tổ tôm, đỏ đen, ba cây, đầu đít, tam cúc, tú lơ khơ, chọi gà, tá lả, xóc đĩa, các loại cá độ trong thể thao. Ở miền Nam phổ biến là các trò: Bình sập xám, tứ sắc, tài xỉu, xì tố, xì lắc, đá gà, cá độ trong thể thao; số đề, xóc đĩa, đỏ đen. Đây là những loại hình cờ bạc đang được các con bạc ưa chuộng.
-Tệ nạn mê tín dị đoan
Đây là thực trạng phổ biến trong đời sống xã hội. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi.
-Tệ nạn rượu bia
Mỗi năm, tai nạn giao thông ở Việt Nam cướp đi gần 10.000 người. Số người bị thương, dẫn đến tàn phế thì nhiều hơn. Trong số đó, nguyên nhân từ việc uống rượu bia là rất lớn.
Tuy nhiên, rượu bia không chỉ gây ra tai nạn giao thông. Đây là loại đồ uống đã và đang gây ra các tổn hại to lớn cho bản thân người sử dụng cũng như toàn xã hội.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong hơn 3 triệu cái chết mỗi năm do bia rượu gây ra, quá 75% là nam giới. Còn ở Việt Nam, gần 80.000 người Việt chết một năm vì uống rượu bia.
Lý do phổ biến nhất dẫn đến tử vong sau khi sử dụng bia rượu là chấn thương, chiếm 28%, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tiếp đó, 21% bởi rối loạn tiêu hóa và 19% vì bệnh tim mạch. Các trường hợp tử vong còn lại do mắc bệnh truyền nhiễm, ung thư, rối loạn tâm thần và các vấn đề khác.
Nhìn chung, bia rượu liên quan đến 200 căn bệnh, thương tật và là nguyên nhân của 5% gánh nặng y tế trên toàn cầu.
Hệ lụy của rượu bia cũng không chỉ dừng lại ở số người chết hay số người bị bệnh. Rất, rất nhiều mảnh đời bất hạnh, rất nhiều gia đình tan nát, rất nhiều đứa trẻ bị bạo hành, đói khổ, thất học, mồ côi… cũng có nguyên nhân từ rượu bia.
Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, tỷ lệ nam vị thành niên, thanh niên có sử dụng rượu bia tại Việt Nam là 79,9% & nữ là 36,5%, trong đó 66,5% nam & 22% nữ đã từng bị say rượu bia.
Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong độ tuổi pháp luật không cho phép (14 – 17 tuổi) được đánh giá là cao, với 47,5%.
Còn theo điều tra sức khỏe học sinh năm toàn quốc năm 2013 (điều tra trong trường học đối với học sinh lớp 8-lớp 12) cho thấy, 23,7% có uống rượu trong 30 ngày (trước khi tham gia điều tra), trong đó nam là 31,7% và nữ là 16,5%. 43,8% học sinh đã từng uống rượu bia cho biết đã uống lần đầu tiên trước 14 tuổi; 21% đã từng say.
Trong khi đó, những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 thì về sau có thể phát sinh các vấn đề về bia rượu cao gấp 5 lần những người đợi đến 21 tuổi mới uống. Khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần và khả năng có các hành vi bạo lực sau khi uống cao gấp 6 lần.
Cùng với đó, khả năng bị/gây tai nạn xe cộ do uống rượu bia cao gấp hơn 6 lần; Khả năng bị chấn thương do uống gấp gần 5 lần.
Không thể không nhắc tới một hệ lụy khủng khiếp của bia rượu đối với lứa tuổi vị thành niên/thanh niên, đó là nạn hiếp dâm, trong đó có cả những vụ hiếp dâm tập thể. Rất nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra, mà nạn nhân của nó cũng là những đứa trẻ. Cả nạn nhân và thủ phạm của những vụ việc này, nếu không mất mạng thì cũng mất đi cả tương lai. Người thì bị ám ảnh cả đời, kẻ vào tù nhiều năm.
Thế nhưng, những ngày vừa qua, trong khi đại đa số người dân ủng hộ Nghị định 100 về xử phạt nồng đồ cồn, thì có không ít người cho rằng, điều này là quá nghiêm khắc, là “mất quyền công dân”…, Họ tìm đủ lý do để cho rằng, uống một liều lượng “vừa phải” thì không thể bị phạt… Thậm chí, có người đã lên mạng cho biết nghiên cứu thành công viên thuốc nam uống giúp ống thổi không phát hiện nồng độ cồn (dù trong máu vẫn có) để “lách” luật.
Tuy nhiên, phải thấy rằng, việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong hơi thở nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông do bia rượu gây ra chỉ là một trong các mục tiêu của Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Mục tiêu lớn nhất của Luật này là giảm lượng tiêu thụ rượu bia, từ đó giảm tác hại của rượu bia đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.
Cấm tuyệt đối nồng độ cồn là một lợi ích không phải bàn cãi, trước hết là với người uống rượu bia, và sau đó là cho người thân của họ cũng như những người đi đường. Không chỉ phạt hành chính, mà còn cần phải có những hình phạt tăng nặng với những người vượt ngưỡng cao nhất, ví dụ như lao động công ích, nhặt rác, làm sạch sông Tô Lịch, thậm chí là giam giữ… để tăng tính răn đe.
Hơn thế nữa, những biện pháp làm giảm lượng tiêu thụ rượu bia như: Hạn chế quảng cáo; hạn chế giờ bán, điểm bán, tuổi bán; đánh thuế cao… cũng cần phải được thực thi một cách đồng bộ và đủ mạnh.
Việc quá nhấn mạnh vào chuyện chỉ không lái xe khi đã uống rượu bia mà quên đi những tác hại to lớn khác của loại đồ uống này dễ khiến người ta bị “lạc lối” trong suy nghĩ và hành động, như kiểu: “Đi grab, taxi để uống cho thoải mái”; hay “Tôi uống ở nhà, tôi say ở nhà là việc của tôi”, hay là tìm cách để không bị phát hiện nồng độ cồn sau khi đã uống say.
Mà khi “quên” những tác hại đó, rất khó có những chính sách, những hành động thực sự có hiệu quả đối với loại “ma men” này.
Các tệ nạn xã hội khác
+ Đua xe trái phép.
+ Nghiện chơi game online…
Luật phòng chống tệ nạn xã hội mới nhất
Mỗi tệ nạn xã hội sẽ được điều chỉnh bởi một điều luật riêng. Ví dụ như các quy định liên quan đến phòng chống tệ nạn xã hội trong lĩnh vực ma tuý.
Các hành vi bị nghiêm cấm
Để đấu tranh, ngăn chặn tệ nạn ma tuý, Điều 3 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 quy định nghiêm cấm các hành vi sau:
Thứ nhất, trồng cây có chứa chất ma túy;
Thứ hai, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
Thứ ba, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy;
Thứ tư, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy;
Thứ năm, hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có;
Thứ sáu, chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy;
Thứ bảy, trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma túy;
Thứ tám, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy;
Thứ chín, các hành vi trái phép khác về ma túy.
Chính sách của Nhà nước đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý
Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma tuý với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật.
Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng, chống ma tuý mà bị thiệt hại về tài sản thì được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách đặc biệt theo quy định của Chính phủ. Trường hợp này được quy định cụ thể tại Nghị định số 103/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2002 quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản…
Hình thức cai nghiện ma tuý
Hiện nay, có 3 hình thức cai nghiện ma tuý, đó là:
– Cai nghiện ma tuý tại gia đình;
– Cai nghiện ma tuý tại cộng đồng;
– Cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện.
Xử lý đối với người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý
Theo quy định tại Điều 53 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2020 thì mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; việc xử lý phải kiên quyết, công khai và thông báo cho cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở nơi người vi phạm làm việc hoặc cư trú.
Người nào sử dụng tài sản, phương tiện của mình để chứa chấp hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động trái phép về ma tuý; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống ma tuý; cản trở, chống đối, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người tố giác, người làm chứng, người bị hại, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Luật này trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống ma tuý thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Dự báo tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trong thời gian tới như thế nào?
- Bán ma túy trong nhà vệ sinh quán Bar bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Môi giới mại dâm cho người nước ngoài bị truy cứu hình sự?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Luật phòng chống tệ nạn xã hội mới nhất”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh , các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 53 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2020 thì mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; việc xử lý phải kiên quyết, công khai và thông báo cho cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở nơi người vi phạm làm việc hoặc cư trú.
Người nào sử dụng tài sản, phương tiện của mình để chứa chấp hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động trái phép về ma tuý; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống ma tuý; cản trở, chống đối, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người tố giác, người làm chứng, người bị hại, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Luật này trong khi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống ma tuý thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.