Công an ngoại tình xử lý như thế nào?

bởi Hữu Duy
Công an ngoại tình xử lý như thế nào

Công an là lực lượng quan trọng trọng trong việc bảo vệ an ninh – quốc phòng Tổ quốc. Tuy nhiên, công an nếu vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy Công an ngoại tình xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Quy định pháp luật về vấn đề ngoại tình là gì?

Khái niệm ngoại tình hiện nay chỉ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày mà không văn bản pháp luật nào quy định. Theo đó, nhiều người dùng từ “ngoại tình” để nói đến mối quan hệ giữa nam và nữ mà một trong hai bên đã có vợ hoặc có chồng.

Theo quy định của luật, cụ thể là điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc đang có vợ/có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác là một trong những hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân.

Có thể thấy, ngoại tình chính là biểu hiện của hành vi đang có vợ/đang có chồng mà chung sống với người khác mà Luật Hôn nhân và Gia đình cấm.

Ngoài ra, các biểu hiện để chứng minh một người đang ngoại tình hay còn gọi là chung sống như vợ, chồng với người khác được quy định tại khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01 năm 2001:

– Là việc đang có vợ/đang có chồng mà chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ/chưa có chồng mà chung sống với người mình biết rõ là đang có vợ/đang có chồng.

– Việc chung sống diễn ra công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.

– Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh thông qua có con chung, được hàng xóm xung quanh cùng xã hội coi như vợ, chồng; có tài sản chung.

– Đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục nhưng vẫn tiếp tục duy trì quan hệ này…

Như vậy, theo phân tích trên, ngoại tình được coi là việc một người chung sống như vợ chồng với người khác trong khi bản thân vẫn đang có mối quan hệ vợ, chồng hợp pháp với người khác. Đây là hành vi bị cấm với tất cả mọi người trong đó có cán bộ, công chức.

Ngoại tình có vi phạm pháp luật không?

Quan hệ hôn nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, ngoại tình trong quan hệ hôn nhân là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể:

  • Tại điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cấm các hành vi “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
  • Tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau theo chế độ một vợ một chồng, pháp luật quy định rõ về các điều cấm, quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân, nếu một bên có mối quan hệ tình cảm, tình dục hoặc sống với người khác khi trong quan hệ hôn nhân thì đó là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này không được pháp luật cho phép và trái với đạo đức xã hội.

Ngoại tình là một trong những lý do không hiếm gặp gây ra sự đổ vỡ của nhiều cuộc hôn nhân. Đa số các vụ việc về đơn phương ly hôn đều là do vợ/chồng ngoại tình, bạo lực gia đình hoặc có con riêng… Đây cũng là hành vi rất khó để hòa giải.

Hành vi ngoại tình bị xử lý như thế nào?

Hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của các hành vi mà áp dụng biện pháp xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Tại khoản 1Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và quy phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại Điều 182 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Công an ngoại tình xử lý như thế nào
Công an ngoại tình xử lý như thế nào?

Công an ngoại tình xử lý như thế nào?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 17 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW 2012 quy định hành vi chưa có vợ, có chồng, đang có vợ, có chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác là hành vi Đảng viên không được làm.

Do đó, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW 2017, Đảng viên vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Như vậy, theo quy định trên, Đảng viên nếu có hành vi ngoại tình sẽ bị khai trừ khỏi đảng. Đồng thời, tùy theo mức độ của hành vi, Đảng viên vi phạm còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh việc bị khai trừ ra khỏi Đảng, Đảng viên còn bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có hành vi ngoại tình. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với Đảng viên hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sau đây:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
  • Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Đồng thời, trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng Đảng viên vẫn tiếp tục tái phạm hoặc làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Điều 182 Bộ Luật hình sự 2015 quy định xử phạt đối với Đảng viên có hành vi ngoại tình như sau:

– Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Đảng viên ngoại tình sẽ bị xử lý như sau:

  • Xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
  • Xử lý hình sự theo Điều 182 BLHS
  • Xử lý kỷ luật: hình thức khai trừ

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Công an ngoại tình xử lý như thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, công ty tạm ngừng kinh doanh, chuyển đổi tên sổ đỏ, mã số thuế cá nhân tra cứu, công chứng ủy quyền tại nhà, quy định tạm ngừng kinh doanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào ngoại tình bị xử lý hình sự?

Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Biểu hiện của hành vi ngoại tình như thế nào?

Là việc đang có vợ/đang có chồng mà chung sống với người khác; hoặc người chưa có vợ/chưa có chồng mà chung sống với người mình biết rõ là đang có vợ/đang có chồng.
Việc chung sống diễn ra công khai; hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Việc chung sống như vợ chồng được chứng minh qua việc có con chung; có tài sản chung.

Có con riêng trong thời kỳ hôn nhân có bị xử lý hình sự không?

Có con riêng trong thời kỳ hôn nhân là căn cứ để xác định vợ/chồng đã có hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
Để xác định có bị xử lý hình sự hay không thì còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc. Tại Điều 182 Bộ luật hình sự đã quy định rõ các trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc ngoại tình ví dụ nếu việc có con riêng trong thời kỳ hôn nhân là nguyên nhân dẫn đến việc một hoặc hai bên ly hôn thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều này, bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm; Nếu việc có con riêng trong thời kỳ hôn nhân làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều này, phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm