Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng như thế nào?

bởi ThuHa
Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng theo QĐ 2022

“Xin chào luật sư. Tôi và vợ sẽ kết hôn vào tháng tới. Chúng tôi muốn lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng nhưng theo tôi tìm hiểu thì thỏa thuận này ngoài quy định phải lập bằng văn bản trước khi kết hôn thì cần thực hiện thủ tục công chứng cho văn bản thỏa thuận này. Vậy theo quy định pháp luật hiện nay, thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng thực hiện như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng

Thành phần hồ sơ

Vợ chồng muốn tiến hành thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Văn bản cam kết thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng;
  • Giấy tờ hợp lệ về đất;
  • Giấy tờ khác có liên quan: Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu), sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Trình tự thực hiện thủ tục

Để công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng, vợ chồng cần thực hiện theo trình tự và thủ tục theo luật định. Bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng có chữ ký xác nhận của hai vợ chồng.

Bước 2: Công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 3: Thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

  • Nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra;
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuế.
Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng theo QĐ 2022
Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng theo QĐ 2022

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Bao gồm những vấn đề như sau:

– Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung khác có liên quan.

– Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Bên cạnh đó, các bên có thể sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 49 Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

  • Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.
  • Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

Tài sản có trước khi kết hôn được xem là tài sản riêng hay tài sản chung?

Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng. Cụ thể như sau:

  • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Bên cạnh đó, theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung. Cụ thể như sau:

  • Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
  • Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
  • Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, đối chiếu quy định nêu trên cho thấy, trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân nếu không có thỏa thuận nhập vào tài sản chung thì những tài sản đó là tài sản riêng của họ. Pháp luật cũng quy định tài sản riêng có nhập vào tài sản chung của vợ chồng khi kết hôn hay không là do thỏa thuận, không có trường hợp nào bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản riêng theo QĐ 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chồng thiếu nợ, có được lấy tài sản của vợ để trả nợ không?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng và khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng. Theo đó, nếu chồng vay tiền nhưng sử dụng vào mục đích cá nhân không liên quan gì đến vợ, không phải nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì đây không phải là nghĩa vụ chung thì vợ không có nghĩa vụ lấy tài sản của mình để trả nợ cho chồng.

Trường hợp nào thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu?

Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
– Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
– Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Thỏa thuận chuyển tài sản riêng vợ chồng vào tài sản chung trong hôn nhân thì có bắt buộc phải lập thành văn bản không?

Trường hợp vợ chồng đã thống nhất với nhau về việc nhập tài sản riêng của cả hai vào khối tài sản chung trong hôn nhân thì không bắt buộc phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản đó là bất động sản hoặc pháp luật có quy định khác thì bắt buộc phải lập thành văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm