Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?

bởi Nguyen Duy
Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Chào Luật sư X, tôi là lao động thử việc được 01 tháng cho một công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản xanh thì công tý nói khi tôi nhận lương sẽ phải trừ đi để nộp vào phí công đoàn dù tôi chưa tham gia vào công đoàn. Vậy phí công đoàn là gì? Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Kinh phí công đoàn là gì?

Kinh phí công đoàn là phần kinh phí được tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp, theo quy định của pháp luật hiện nay thì chi phí công đoàn hiện nay được trích từ tiền lương của cá nhân, đơn vị sử dụng lao động với tỷ lệ là 2% trên tổng tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Chi phí này sẽ được chia đôi, 50% cho công đoàn cấp trên và 50% sẽ dành cho công đoàn tại các doanh nghiệp.

Luật Công đoàn cũng có quy định cụ thể về phí công đoàn. Trong đó phí công đoàn bao gồm các nguồn thu được quy định tại điều 26, Luật công đoàn 2012 như sau:

1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức,cá nhân trong nước và nước ngoài”.

Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Căn cứ khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của người lao động như sau:

“Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

4. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.”

Theo quy định tại khoản 2 điều 176 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”

Theo quy định trên các hành vi bị nghiêm cấm của người sử dụng lao động đối với việc thành lập hoạt động của công đoàn như sau: Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, …

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền công đoàn như sau:

“1. Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.”

Theo như quy định trên thì người lao động không bắt buộc phải tham gia công đoàn mà có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia. Đồng thời, luật không quy định trường hợp người trong thời gian thử việc người lao động phải tham gia công đoàn hay không được tham gia công đoàn vì vậy người lao động có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia dù đang thử việc. Bạn chỉ đóng chi phí công đoàn khi tham gia vào công đoàn, nếu không phải là thành viên thì không cần phải đóng.

Cách sử dụng chi phí công đoàn

Theo quy định của pháp luật thì công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng sô thu khác của đơn vị.

+ Nộp chi phí công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở được phân cấp thu phí công đoàn. Sau khi thu phí, công đoàn cơ sở phải nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số chi phí đã thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn.

+ Cấp kinh phí cho cấp công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn thu được cho công đoàn cơ sở.

+ Với những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp cơ sở. Trong đó được sử dụng 65% chi phí để thực hiện việc tuyên truyền, phát triển đoán viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tạp thể.Đến cuối năm, nếu chi phí được sử dụng cho những hoạt động trên chưa hết thì sẽ chuyển hết thành tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập.

+ Với những doanh nghiệp không có công đoàn cơ sở thì mức kinh phí là 2% tổng quỹ lương là căn cứ đóng BHXH được chia. Cụ thể như sau:

(i)  65% do công đoàn cơ sở giữ

(ii) 35% nộp về công đoàn câp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn chính công đoàn cơ sở hay chính liên đoàn lao động quận (huyện).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác minh tình trạng hôn nhân; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phương thức đóng kinh phí công đoàn như thế nào?

Cách thức đóng kinh phí công đoàn được thực hiện đóng định kỳ hàng tháng cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Mức đóng Đoàn phí công đoàn?

Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.

Đoàn phí công đoàn có được trừ khi tính thuế TNCN không?

Đối với khoản phí tham gia công đoàn phải đóng bằng 1% lương (phần do người lao động đóng) không thuộc đối tượng được miễn, được giảm trừ tại các điều khoản nêu trên. Do đó, khoản phí công đoàn này không được giảm miễn, giảm trừ khi tính thuế TNCN. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm