Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu?

bởi Thùy Trang

Xin chào Luật sư X! Tháng trước, tôi và người bạn có ký hợp đồng vay 1 tỷ, để bảo đảm cho khoản vay, người bạn đó đã chủ động đề nghị đưa tôi một chiếc đĩa cổ nhỏ để làm vật bảo đảm. Hôm qua, khi mang chiếc đia đi đến một chuyên gia đồ cổ thì tôi mới biết là mình bị lừa. Do vậy, tôi muốn Tòa án tuyên bố hủy hợp đồng vay này. Tôi muốn hỏi Luật sư thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định là bao lâu? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về thời hiệu

Thời hiệu là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Cách tính thời hiệu

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là gì?

Theo quy định tại điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều kiện của hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Giao dịch dân sự vô hiệu

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Tức là giao dịch dân sự sẽ vô hiệu khi không có một trong những điều kiện sau đây:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Tuân thủ hình thức của giao dịch dân sự.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là

  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; ao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được quy định như sau:

  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
    • Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
    • Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
    • Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
    • Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
    • Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
  • Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên đệm trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, xin trích lục quyết định ly hôn, trích lục hồ sơ đất đai, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký làm lại giấy khai sinh online, dịch vụ thám tử tận tâm, giấy phép bay flycam, quản lý mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nếu hết thời hiệu 2 năm rồi mới yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì có được không?

Theo khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015, hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

Khi nào giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự xác lập bị coi là vô hiệu?

Theo khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
– Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
– Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu khi nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015, tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

5/5 - (7 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm