Xây dựng nhà trên đất lấn chiếm bị xử lý thế nào?

bởi Thùy Linh
Xây dựng nhà trên đất lấn chiếm

Xin chào Luật sư X, hiện tại ngôi nhà gia đình tôi đang ở được 05 năm nay xây dựng trên đất lấn chiếm. Chính quyền địa phương có gửi thông báo đến gia đình tôi, yêu cầu gia đình tôi chuyển đi và kèm theo mức xử phạt. Vậy Luật sư cho tôi hỏi liệu xây dựng nhà trên đất lấn chiếm hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Tôi rất mong được Luật sư giải đáp để có thể hoàn thành được ước nguyện của mình. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc Xây dựng nhà trên đất lấn chiếm mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý:

Đất lấn chiếm là gì?

Đất lấn chiếm là những mảnh đất mà có được từ các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai.

Lấn đất là việc người sử dụng đất có hành vi điều chuyển địa mốc giới hay chuyển dịch ranh giới của thửa đất để mở rộng hơn diện tích đất đang sử dụng mà không có sự cho phép của những cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai hoặc của chính người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó. 

Chiếm đất là việc người sử dụng đất có hành vi sử dụng đất mà mảnh đất đó thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có hành vi tự ý sử dụng đất mà không có sự cho phép của những cơ quan quản lý nhà nước về đất đai;
  • Có hành vi tự ý sử dụng đất mà mảnh đất đó đang thuộc quyền sử dụng hợp pháp theo đúng quy định của các cá nhân hay tổ chức khác nhưng không có sự cho phép của các cá nhân, tổ chức, cá nhân đó;
  • Có hành vi sử dụng đất mà mảnh đất này được Nhà nước giao cho hoặc là cho thuê đất tuy nhiên đã hết thời hạn sử dụng, nhưng không được Nhà nước tiếp tục gia hạn sử dụng (ngoại trừ trường hợp các cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp này cho mục đích sản xuất nông nghiệp);
  • Có hành vi sử dụng đất nằm trên thực địa nhưng chưa hoàn thành xong những thủ tục liên quan theo đúng các quy định của pháp luật.

Có bao nhiêu vi phạm đối với hành vi cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm

Theo quy định pháp luật đất đai và Luật xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung 2020) thì hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất công sẽ bị xử lý về 02 hành vi, cụ thể:

  • Thứ nhất, bị xử lý phần đất công đã lấn chiếm.
  • Thứ hai, bị xử lý phần nhà và công trình xây dựng trên đất đã vi phạm đối với hành vi “xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.

Hành vi lấn chiếm đất công trái phép được xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi lấn chiếm đất công trái phép được xử lý theo những trường hợp sau:

Đối với lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Đối với lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Đối với lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, tại khu vực nông thôn thì:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản trên và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, hành vi lấn chiếm đất của nhà nước còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như sau:

  • Một là, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm nói trên;
  • Hai là, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai và buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.
Xây dựng nhà trên đất lấn chiếm
Xây dựng nhà trên đất lấn chiếm

Hành vi xây nhà trên đất lấn chiếm bị xử lý như thế nào?

Việc xây nhà trên đất lấn chiếm sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Thứ hai, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
  • Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
  • Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
  • Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Trình tự xử lý hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm

Theo Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đối với hành vi cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm, khi bị cơ quan có thẩm quyền (thường là Thanh tra thuộc Sở Xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh hoặc Đội thanh tra xây dựng huyện thuộc UBND cấp huyện) phát hiện, sẽ bị xử lý như sau:

  • Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
  • Hết thời hạn này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xây dựng nhà trên đất lấn chiếm?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Đất lấn chiếm có được cấp sổ đỏ không?

– Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.
Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi thu hồi nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.
– Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc quy hoạch cho mục đích như trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận.
– Riêng trường hợp sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp sẽ được cấp Giấy chứng nhận.

Điều kiện cấp sổ đỏ đất lấn chiếm?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện dưới đây: Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định và không có tranh chấp.
Để được cấp sổ đỏ đối với đất lấn chiếm thì thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 1.7.2014, sau ngày 1.7.2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật. Đồng thời, chỉ hộ gia đình, cá nhân mới được cấp, không áp dụng với tổ chức.

Đất lấn chiếm xin cấp sổ đỏ phải nộp những khoản tiền nào?

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lấn chiếm phải nộp tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ.
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lấn chiếm phải nộp lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ khi xin cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm. Trong đó, lệ phí trước bạ = 0,5% x (diện tích x giá 1m2 tại bảng giá đất).
Tuỳ vào quy định của Hội đồng nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cá nhân, hộ gia đình sẽ nộp khoản tiền khi làm lệ phí cấp sổ đỏ khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm