Đặt tên thương mại cần lưu ý những gì?

bởi Thanh Hằng
Đặt tên thương mại cần lưu ý những gì?

Tên thương mại là tên của các tổ chức, cá nhân, dùng trong việc kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp đồng thời để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, rất nhiều công ty, doanh nghiệp mới được sinh ra. Do vậy, việc chú ý đến cách đặt tên thương mại cũng rất cần thiết để tránh việc xảy ra tranh chấp giữa các công ty, doanh nghiệp về vấn đề trùng tên hay tên gây nhầm lẫn. Vậy Đặt tên thương mại cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019

Tên thương mại là gì ?  

Tên thương mại là tên gọi dùng để xác định chủ thể kinh doanh và phân biệt hoạt động kinh doanh của chủ thể này với hoạt động kinh doanh của chủ thể khác. Tên thương mại có những yếu tố: Những ký tự có thể đọc được, thường là từ ngữ, có thể kèm theo chữ số. Tên thương mại còn bao gồm các thành phần mô tả và các thành phần phân biệt. Thành phần phân biệt có chứa đựng thông tin có chức năng mô tả loại hình tổ chức hoặc hình thức tồn tại của chủ thể kinh doanh, mô tả lĩnh vực kinh doanh, mô tả xuất xứ địa lý của sản phẩm.

Tên thương mại còn có thể là tên của các cá nhân kinh doanh, tên đầu đủ của doanh nghiệp. Chủ kinh doanh còn sử dụng tên thương mại bằng tên giao dịch ngắn gọn.

Với những yếu tố hợp thành tên thương mại, tên thương mại được hiểu là biểu trưng cho uy tín của doanh nghiệp và là tài sản mang giá trị kinh tế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy tên thương mại cần phải được bảo vệ chống lại các hành vi khai thác trái với sự định đoạt ý chí của chủ thể kinh doanh và nhằm mang nguồn thông tin hữu ích cho người tiêu dùng. Tên thương mại cần phải được bảo hộ tránh khỏi sự nhầm lẫn gây thiệt hại cho chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng.

Đặt tên thương mại cần lưu ý những gì?

Phần phân biệt nên là tập hợp chữ, dễ phát âm, dễ nhớ với số đông người giao tiếp ở thị trường doanh nghiệp kinh doanh. Nếu có ý định hoạt động ở nước ngoài thì không nên chọn tập hợp chữ có dấu vì khó phát âm. Cần chú ý nghĩa của tập hợp các chữ, không có nghĩa xấu gây phản cảm. Tên thương mại của mình không trùng hoạc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh, hoặc nhẫm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của người khác, không vi phạm điều cấm. Lựa chọn dấu hiệu chữ tạo ấn tượng về phong cách (tin cậy, năng động).
Để đảm bảo khả năng phân biệt phải rà soát tên thương mại của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng thị trường để tránh tên thương mại của mình xung đột (trùng, không có thể phân biệt) với các tên thương mại đã có.

Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý:

           + Trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần kiểm tra kỹ tên dự định sẽ đăng ký làm tên doanh nghiệp xem liệu có thể bị trùng hoặc nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp nào đã thành lập trước đó hay không; việc kiểm tra khả năng phân biệt của tên doanh nghiệp được thực hiện thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;

           + Một trong những cách thức để bảo vệ vững chắc cho tên thương mại là đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu – việc đăng ký bảo hộ như vậy giúp tên doanh nghiệp vừa được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu (Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) vừa được quản lý qua Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp  (do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp);

          + Ngay khi phát hiện có doanh nghiệp khác có tên thương mại tương tự, cùng lĩnh vực kinh doanh và địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý kịp thời, yêu cầu công ty bạn thay đổi tên doanh nghiệp, thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu thay đổi tên doanh nghiệp,… nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

Đặt tên thương mại cần lưu ý những gì?
Đặt tên thương mại cần lưu ý những gì?

Một tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt khi nào?

Theo quy định tại Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì khả năng phân biệt của tên thương mại được quy định cụ thể như sau:

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Trên đây là nội dung tư vấn về khả năng phân biệt của tên thương mại.

Khi nào thì tên thương mại được bảo hộ?

Theo đó, tại Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về điều kiện chung để tên thương mại được bảo hộ như sau:

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Lưu ý: Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LSX về vấn đề “Đặt tên thương mại cần lưu ý những gì?”.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi, … Quý khách vui lòng liên hệ LSX để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại?

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Tên nhãn hiệu là gì ?

Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Có phạm vi bảo hộ Trong phạm vi toàn quốc “các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác .

Một hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại khi nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại được quy định cụ thể như sau:
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm