Thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý những gì ?

bởi Thanh Hằng
Thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý những gì

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, rất nhiều sản phẩm mới được ra đời, đi kèm với nó là sự cần thiết của thiết kế nhãn hiệu. Với nhiều sản phẩm hàng hóa thì có thể sử dụng nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên để tạo được dấu ấn, nhiều người đã thiết thế nhãn hiệu độc lạ, sai quy cách. Vậy Thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý những gì ? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ 2015 sửa đổi bổ sung 2019

Thiết kế nhãn hiệu

Thương hiệu, nhãn hiệu là yếu tố quan trọng đầu tiên được biết tới và giúp khẳng định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc sở hữu 1 logo ấn tượng, chuyên nghiệp càng sớm càng có lợi cho mình trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu đến với mọi người.
Trong vấn đề nhận dạng một thương hiệu bất kì trên toàn thế giới thì đối với một tổ chức hay cá nhân có một Logo là điều dễ dàng gây ấn tượng tốt và sâu sắc đến một khách hàng. Đầu tiên các công ty, doanh nghiệp, shop, cửa hàng,… mới thành lập phải nghĩ đến là có một logo phù hợp, bản bản sắc của chính mình. Do đó thiết kế logo là một khâu cực kỳ quan trọng, không thể thiếu để xây dựng một thương hiệu mang tính chất lâu dài, chuyên nghiệp và bền vững.
Tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc thiết kế logo, logo thường được
thiết kế sơ sài, thậm chí tâm lí 1 số chủ doanh nghiệp còn xem logo như là 1 hình thức làm cho có, dẫn đến logo không mang tính mỹ thuật, không đặc trưng ngành nghề hoạt động, và thất bại trong việc bảo hộ logo độc quyền cho chính doanh nghiệp của mình.
Việc sở hữu 1 logo ấn tượng, chuyên nghiệp càng sớm càng có lợi cho mình trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu đến với mọi người. Khi tạo nhãn hiệu mới, doanh nghiệp cần phải chú ý để nhãn hiệu đó đáp ứng được hai mục tiêu chính là có giá trị thương mại và dễ bảo hộ
Nhãn hiệu có giá trị thương mại phải là một dấu hiệu thu hút được sự chú ý của công chúng, đặc biệt là nó phải hấp dẫn đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có ý định chinh phục. Để đạt mục tiêu này, nhãn hiệu phải dễ phát âm, dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh mẽ tới đối tượng mà nó hướng tới.
Nhãn hiệu dễ bảo hộ phải là dấu hiệu có tính phân biệt mạnh, tức là tính phân biệt đó phải rõ ràng và không gây tranh cãi, không gây nhấm lẫn, không gây hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất sản phẩm/dịch vụ. Điều quan trọng nhất, các dấu hiệu phải không giống và không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý những gì?

Khi thiết kế nhãn hiệu, ngoài yêu cầu như tên thương mại cần lưu ý:

Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu dùng cho nhiều loại hàng hoá, thị trường khác nhau. Nhưng những nhãn hiệu thành công (sử dụng lâu năm, chiếm lĩnh thị trường, người tiêu dùng tín nhiệm) cần tập trung phát huy, không nên thay.

Có thể sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu. Coi đó là nhãn hiệu cơ bản, sau đó tạo nên nhãn hiệu liên kết.

Không chỉ là chữ, mà nên sử dụng hình ảnh, hoặc kết hợp cả hai. Chú ý dễ nhớ, dễ truyền thụ, dễ phổ cập.

Đảm bảo không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Do vậy cần phải kiểm tra, đối chiếu trước.

Không sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt, bị cấm như: Mô tả hàng hoá, hình vẽ diễn tả hàng hoá, tên gọi thông thường, chỉ dẫn phương pháp sản xuất, số lượng, chất lượng chủng loại, nguồn gốc sản phẩm hàng hoá. Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn, lừa dối về chất lượng, công dụng.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu bảo hành của cơ quan Nhà nước, trùng với quốc huy, quốc kỳ, ảnh lãnh tụ.

Lưu ý khía cạnh mỹ thuật như cần phải đẹp, độc đáo, gây ấn tượng, thiện cảm nổi bật. Tuy nhiên, như vậy sẽ thu hẹp phạm vi bảo hộ.

Những loại nhãn hiệu được bảo hộ

  • Nhãn hiệu tập thể
    Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  • Nhãn hiệu chứng nhận
    Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu liên kết
    Là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng
    Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý những gì
Thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý những gì

Không đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng có được bảo hộ hay không?

 Tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định như sau:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

=> Như vậy, theo quy định này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký bạn nhé.

Để rõ hơn về vấn đề này thì Ban biên tập cũng cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

Nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau đây:

+ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

+ Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

+ Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

+ Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Ngoài ra, trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì nguyên đơn hoặc bị đơn cần phải chứng minh mình là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Việc chứng minh này sẽ dựa vào các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng nêu trên và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LSX về vấn đề “Thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý những gì ?”.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi, … Quý khách vui lòng liên hệ LSX để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu bao gồm những gì?

Dựa trên kế hoạch kinh doanh, phát triển thương hiệu… và luật nhãn hiệu của từng quốc gia, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể quyết định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu với các cơ sở sau: (i) Quốc gia, (ii) loại hàng hoá, dịch vụ, và (iii) thời hạn bảo hộ.
Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng phải xác định rõ loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Nice.
Một nhãn hiệu khi được đăng ký cho nhiều nhóm hàng hoá dịch vụ thì lệ phí đăng ký sẽ tăng lên.

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là gì

Đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bước chân vào thị trường. Tại Việt Nam, nhãn hiệu được xác lập quyền theo nguyên tắc “Fisrt to file – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”. Theo đó, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng.

Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Bảo hộ nhãn hiệu rất quan trọng và là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện tại cơ quan chức năng thông qua thủ tục hành chính do chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người/tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền thực hiên.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm