Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài ?

bởi Thanh Hằng
Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài

Trong kinh doanh, vì những nguyên nhân khác nhau, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ. Tuy nhiên, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, hay doanh nghiệp mất khả năng thanh toán chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ thục giải quyết yêu cầu và có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. Đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài thì càng nhiều khó khăn hơn. Vậy Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Luật Phá sản 2014

Phá sản là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 quy định về phá sản như sau:
” Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Một trong những nội dung bắt buộc của quyết định tuyên bố phá sản là việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (Điều 108 Luật Phá sản). Theo đó, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.

Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định; hợp đồng lao động chấm dứt khi người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động). Như vậy, cùng với việc công ty bị tuyên bố phá sản; thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng sẽ chấm dứt.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết việc phá sản của doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài?

Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản của doanh nghiệp được quy định tại Điều 8 Luật phá sản 2014 như sau:

“Điều 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.

Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản là Tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài. Do đó, công ty anh/chị có tài sản ở nước ngoài thì khi nộp thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài
Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài

Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có những quyền gì trong việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp?

Theo Điều 9 Luật Phá sản 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản như sau:

1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.

2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.

6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.

7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.

10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ có quyền hạn được quy định trên.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, phạm vi giải quyết các vụ việc về phá sản trong Luật Phá sản 2014 so với Luật  năm 2004 đã có sự mở rộng hơn:

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

Trong đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP thì tài sản ở nước ngoài trong trường hợp trên đây được xác định là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

So với Luật Phá sản năm 2004, thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản của cả Tòa án nhân dân cấp huyện đã có sự mở rộng về phạm vi. Trước đây, Luật Phá sản năm 2004 xác định Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với Hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó, thì Luật Phá sản năm 2014 còn cho phép Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện thủ tục phá sản đối với Doanh nghiệp có trụ sở chính tại quận, huyện. thị xã, thành phố tỉnh đó và không thuộc các trường hợp do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, công chứng ủy quyền tại nhà, công chứng tại nhà, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, dịch vụ công chứng tại nhà, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thứ tự phân chia tài sản của công ty cho các khoản nợ sau khi phá sản là gì?

Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ”.

Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản

– Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
+ Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
+ Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
+ Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
+ Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
+ Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
– Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp nào?

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm