Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập ra để xuất kho hàng hóa và kiêm vận chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Mẫu phiếu nêu rõ tên tổ chức, cá nhân lập phiếu, người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, xuất nhập tại kho nào.Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là một trong các giấy tờ pháp lý thể hiện nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, nguyên vật liệu được trung chuyển. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mới nhất” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là gì?
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là một loại chứng từ kế toán quan trọng kèm theo hàng hóa để làm căn cứ giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa trên thị trường, mà còn giúp các doanh nghiệp có thể quản lý nội bộ.
Theo đó, tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được in và phát hành giống như hóa đơn nên khi sử dụng doanh nghiệp phải đăng ký phát hành, quản lý và báo cáo tình hình sử dụng về cơ quan thuế như hóa đơn.
Hiện nay, các đơn vị, cá nhân kinh doanh khi chuyển sang hóa đơn điện tử phải sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử thay thế phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ giấy truyền thống.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyên nội bộ được sử dụng trong trường hợp nào?
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được sử dụng ở 1 số trường hợp cụ thể như sau:
- Xuất hàng trả ủy thác nhập khẩu khi hàng hóa chưa nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
- Xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu.
- Xuất hàng hóa giao cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
- Xuất gửi hàng đại lý cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý.
- Xuất hàng hóa đi gia công.
- Xuất, điều chuyển hàng hóa giữa các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc với nhau.
- Xuất gửi hàng đại lý cho doanh nghiệp để nhận bán hàng đại lý.
Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mới nhất
Mẫu Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mới nhất hiện nay là Mẫu số 03/XKNB ban hành theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Cách viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Cách viết các chỉ tiêu, khoản mục trong phiếu xuất kho chi tiết như sau:
Đơn vị/ Bộ phận: (mục góc trên bên trái) ghi rõ tên của đơn vị, bộ phận xuất kho. Hoặc có thể đóng dấu đơn vị. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu online
Ngày tháng năm: ghi ngày tháng tại thời điểm lập phiếu.
Số: ghi theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và phải ghi liên tục, không được ghi rời nhau.
Họ tên người vận chuyển: Họ tên đầy đủ của người vận chuyển
Phương tiện vận chuyển: ghi rõ phương tiện vận chuyển .
Xuất, nhập kho: điền địa điểm nơi xuất và nhập kho.
Các cột A, B, C, D: Bạn điền đầy đủ thông tin và các khoản mục như số thứ tự, tên hàng hoá, vật tư công cụ dụng cụ,… mã số và đơn vị tính. incoterm 2010
Cột 1: Ghi yêu cầu xuất kho về số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá, công cụ dụng cụ…
Cột 2: Đây là số lượng thực tế xuất kho. Số lượng thực tế xuất kho này chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).
Cột 3: Kế toán thực tế ghi đơn giá của vật tư, hàng hoá.Có thể ghi tuỳ thei quy định hạch toán của DN.
Cột 4: Thành tiền của từng loại vật tư, hàng hoá cụ thể xuất kho. (Thành tiền = Số lượng thực nhập * đơn giá).
Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, hàng hoá thực tế đã xuất kho.
Tổng số tiền viết bằng chữ : Ghi tổng số tiền trên Phiếu xuất kho bằng chữ viết.
Số chứng từ gốc kèm theo nếu có.
Quy định về nội dung mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Các nội dung bắt buộc phải có trên PXK
Các nội dung bắt buộc trên PXK kiêm vận chuyển nội bộ bao gồm:
- Các thông tin liên quan lệnh điều động nội bộ
- Người nhận hàng
- Người xuất hàng
- Địa điểm kho xuất
- Địa điểm nhận hàng
- Tên người mua: thể hiện người nhận hàng
- Địa chỉ người mua: thể hiện địa điểm kho nhận hàng
- Tên người bán: thể hiện người xuất hàng
- Địa chỉ người bán: thể hiện địa điểm kho xuất hàng
- Phương tiện vận chuyển
- Không thể hiện: tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán
(Điểm g Khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)
Lưu ý khi lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ sử dụng trong các trường hợp sau:
Điều 13. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:
a) Trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu. Nếu chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa:
– Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
…
c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
d) Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
- Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
- Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.
Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hóa đơn giá trị gia tăng của cơ sở giao hàng xuất cho.
Trường hợp các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị phụ thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.
đ) Tổ chức, cá nhân xuất hàng hóa bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định, khi bán hàng lập hóa đơn điện tử theo quy định.
…
h) Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
Phạt cảnh cáo:
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, phạt cảnh cáo khi có hành vi sau: ” Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ”
Phạt tiền:
Căn cứ khoản 3 điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này“
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nghỉ việc và thôi việc khác nhau như thế nào?
- Mẫu thông báo kết quả thử việc
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ
- Mẫu thông báo tăng giá sản phẩm
- Nghỉ việc khi không ký hợp đồng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mới nhất
”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh, thành lập công ty cổ phần, thủ tục sáp nhập công ty, thẩm quyền đại diện của giám đốc công ty,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được in và phát hành giống như hóa đơn, do đó khi sử dụng doanh nghiệp phải đăng ký phát hành, quản lý và báo cáo tình hình sử dụng về cơ quan thuế như là hóa đơn
Mức xử phạt theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hóa đơn.
Nghị định 49/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn. Có nêu rõ tại Điểm g – Khoản 4 – Điều 3: Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành đã được lập. Và chưa lập sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ.
Có thể thấy, nếu không may xảy ra sai sót, thì rất có thể lái xe hoặc người vận chuyển khi làm rơi mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, các mức xử phạt khi làm mất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là vô cùng lớn, do vậy các doanh nghiệp, người trực tiếp quản lý cần phải hết sức lưu ý để có thể triển khai thực hiện được tốt nhất.
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
…
c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
Như vậy, khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ người khai hải quan sẽ nộp Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định nêu trên để thay cho hóa đơn GTGT.