Mẫu quyết định trưng cầu giám định thương tích

bởi Tình
Mẫu quyết định trưng cầu giám định thương tích

Thưa Luật sư. Tôi là Hưng, tôi không hành nghề trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật nên không hiểu biết nhiều về pháp luật. Dạo gần đây tôi có thắc mắc về vấn đề trưng cầu giám định thương tích. Luật sư có thể cung cấp cho tôi thông tin về mẫu quyết định trưng cầu giám định thương tích không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.

Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Mẫu quyết định trưng cầu giám định thương tích”. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về việc trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích

Căn cứ theo quy định tại Điều 205 về Trưng cầu giám định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Công an có quyền yêu cầu người dân đi giám định thương tích khi nào?

Tại Điều 206 BLTTHS có quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định như sau:

“Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

3. Nguyên nhân chết người;

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

6. Mức độ ô nhiễm môi trường.”

Mẫu quyết định trưng cầu giám định là gì? 

Trưng cầu giám định có thể hiểu đây là hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hành chính quy định, sử dụng các nhà chuyên môn tiến hành giám định để kết luận về các vấn đề chuyên môn nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập các tình tiết quan trong trong giai quyết vụ án

Mẫu quyết định trưng cầu giám định là mẫu với các nội dung và thông tin về nội dung trưng cầu giám định theo thủ tục tố tụng hành chính trong các trường hợp cụ thể được pháp luật quy định về vấn đề giám định các chi tiết hay bằng chứng do Người đưa ra chứng cứ cung cấp.

Mẫu quyết định về việc trưng cầu giám định là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc trưng cầu giám định theo quy định cua pháp luật đối với cac trường hợp cụ thể với mục đích tìm ra các tình tiết để giải quyết đúng đắn theo thủ tục tố tụng hanh chính. Mẫu bản quyết định nêu rõ thông tin nội dung trưng cầu giám định..

Tải xuống mẫu quyết định trưng cầu giám định thương tích

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

 Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22  về Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp của Luật giám định tư pháp 2012 như sau:

1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2. Người yêu cầu giám định có quyền:

  • Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
  • Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
  • Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
  • Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
  • Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Mẫu quyết định trưng cầu giám định thương tích
Mẫu quyết định trưng cầu giám định thương tích

Trình tự thủ tục yêu cầu giám định thương tích

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định

  • Nếu cơ quan tiến hành tố tụng không ra quyết định trưng cầu giám định, người bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe hoặc đại diện của họ có quyền đề nghị các cơ quan đó phải trưng cầu giám định.
  • Nếu sau 7 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị đến cơ quan điều tra, Tòa án hoặc Viện kiểm sát mà cơ quan đó ra thông báo từ chối thì người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền tự mình yêu cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật của mình hoặc người mà họ đại diện.

Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu

  • Tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 9 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Thời hạn này cũng được áp dụng trong trường hợp trưng cầu hoặc yêu cầu giám định lại thương tật.
  • Nếu hết thời gian này mà tổ chức giám định không thể thực hiện được việc giám định thương tật theo quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Bước 3: Thông báo kết quả giám định

Kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Mẫu quyết định trưng cầu giám định thương tích”.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về thủ tục tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể, giải thể doanh nghiệp, tìm hiểu về công văn tạm ngừng kinh doanh, thủ tục đơn phương ly hôn nhanh chóng, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp hay muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà,… Quý khách hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Giám định thương tích được thực hiện ở đâu?

Khoản 2 Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012, Nghị định 85/2013/NĐ-CP:
Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

Lệ phí giám định thương tích gồm những khoản nào?

Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định.
Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị.
Chi phí vật tư tiêu hao.
Chi phí sử dụng dịch vụ.
Chi phí khác là những chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện giám định tư pháp phù hợp với tính chất, nội dung từng vụ việc trong các lĩnh vực cụ thể.
Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Quyết định trưng cầu giám định gồm những nội dung gì?

Nội dung của quyết định trưng cầu giám định được quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm