Giấy giới thiệu giám định thương tật mới năm 2022

bởi Hữu Duy
Giấy giới thiệu giám định thương tật

Trong cuộc sống, khi lao động làm việc không thể tránh khỏi những tai nạn, gây thương tật cho bản thân. Khi đấy, bản thân cần phải có giấy giám định thương tật để hưởng các quyền lợi nhất định. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Giấy giới thiệu giám định thương tật” qua bài viết sau nhé!

Giấy giới thiệu giám định thương tật

Tỷ lệ thương tật là một trong những yếu tố quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của tội phạm, theo đó có thể bị truy tố theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 về tội cố ý, vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 20/2014/TT-BYT quy  định về phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể.

Trong trường hợp này, bạn mới chỉ nêu ra những thương tích của mình, đó là: gãy xương cổ tay, gãy xương bàn tay và thâm tím phần mềm. Như vậy chưa đủ căn cứ để tính chính xác mức độ thương tật của bạn.

Nội dung đơn đề nghị giám định thương tật

Đối với người bị tai nạn lao động và hưu trí

Căn cứ theo Phụ lục 1 Thông tư 56/2017/TT-BYT, nội dung Giấy đề nghị giám định thương tật gồm:

  • Thông tin cá nhân (bao gồm tên, số CMND hoặc căn cước công dân, ngày sinh và chỗ ở hiện tại)
  • Tại mục (1) : ghi rõ ràng và chính xác Số sổ bảo hiểm xã hội hoặc Mã số bảo hiểm xã hội
  • Tại mục (2) (Nghề nghiệp/Công việc): chú ý ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
  • Tại mục (3) (Đề nghị giám định): ghi rõ loại hình khám giám định (khám lần đầu/tái phát/khám lại/tổng hợp/phúc quyết)
  • Tại mục (4) (Loại hình giám định): ghi rõ một trong các nội dung khám giám định (tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tử tuất/hưởng BHXH 1 lần/hưởng chế độ thai sản)
  • Tại mục (5) (Nội dung giám định): ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
  • Tại mục (6) (Đang hưởng chế độ): Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có).

Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.

  • Tại mục (7) (Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã): chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.

Đối với người bị thương tật trong vụ án hình sự

Đây là trường hợp người bị thương tật trong các vụ án hình sự, cần phải giám định để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự và mức bồi thường thiệt hại.

Theo đó, nội dung đơn đề nghị giám định gồm những nội dung sau:

Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

  • Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
  • Nội dung yêu cầu giám định;
  • Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
  • Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
  • Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
  • Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

(khoản 2 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012)

Đối với người bị tai nạn lao động

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, khi tiến hành thủ tục giám định, người làm đơn cần mang theo một số giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu do người sử dụng lao động cấp (nếu đang chịu sự quản lý của người sử dụng lao động) hoặc Giấy đề nghị khám giám định (nếu như khám lần đầu và không trong quá trình quản lý của người sử dụng lao động).
  • Bản chính/bản sao Giấy chứng minh thương tích do cơ sở y tế nơi cấp cứu (hoặc điều trị) cấp (theo mẫu tại Quyết định số 4096/2001/QĐ-BYT)
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản điều tra tai nạn lao động (theo mẫu tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
  • Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án (trường hợp người lao động không điều trị nội trú/ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định);
  • Một trong các giấy tờ có ảnh: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực…

Đối với hưu trí

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người làm đơn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, hoặc
  • Giấy đề nghị khám giám định đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng. (Mẫu các giấy tờ trên được quy định tại phụ lục 1 và 2 kèm theo Thông tư này)
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
  • Một trong các giấy tờ có ảnh: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực…

Đối với người bị thương tật trong vụ án hình sự

Theo Luật Giám định tư pháp 2012:

Hồ sơ của giám định đối với người bị thương tật trong vụ án hình sự gồm:

  • Văn bản đề nghị trưng cầu giám định
  • Tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của họ.

(khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012)

Một số lưu ý khi viết đơn

Khi giám định, cần chú ý đến thời hạn hưởng bảo hiểm xã hội cũng như hiệu lực của các giấy tờ liên quan, cụ thể

  • “Biên bản giám định y khoa” có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định. Có thể hiểu, biên bản này chấm dứt hiệu lực khi có biên bản tiếp theo. (Điều 14 Thông tư này)
  • Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định. (Điều 20)
  • Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất. (Điều 20)
  • Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.(Điều 20)

Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động

Thủ tục Giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động đang tham gia Bảo hiểm xã hội bao gồm những bước sau:

Bước 1: Người người lao động hoặc tổ chức sử dụng lao động gửi hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh

Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật

Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

Như vậy thủ tục giám định thương tật lần đầu trong trường hợp này như sau: Bên công ty bạn sẽ gửi hồ sơ giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh. Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét giải quyết, trường hợp không giám định thì trong 10 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản nên rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

Giấy giới thiệu giám định thương tật
Giấy giới thiệu giám định thương tật

Hồ sơ đề nghị giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động

Căn cứ Phần II Phụ lục I Quyết định Số: 2968/QĐ-BYT, thành phần hồ sơ đề nghị giám định lần đầu bao gồm những giấy tờ sau:

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 56/2016/TT-BYT đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 56/2016/TT-BYT đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động);

c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động;

d) Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Tải mẫu Giấy giới thiệu giám định thương tật tại đây.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Giấy giới thiệu giám định thương tật”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, bảo hộ logo thương hiệu, coi mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giám định thương tật là gì?

Giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật.

Giám định thương tật được thực hiện ở đâu?

– Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an)
– Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực
– Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuận hình sự của Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.

Giám định thương tật hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm