Người nào phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án ly hôn năm 2022?

bởi Thanh Loan
Người nào phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án ly hôn năm 2022

Ngày nay, số vụ ly hôn ngày càng gia tăng. Do đó, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là Tòa án ly hôn được tính như thế nào? Án phí ly hôn là chi phí phát sinh từ thủ tục ly hôn tại tòa án, trong đó người bị buộc phải nộp án phí phải nộp vào ngân sách nhà nước một khoản tiền nhất định để bù đắp chi phí nhà nước và là án phí giải quyết tranh chấp giữa các bên. Người nào phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án ly hôn năm 2022? Cùng Luật sư X đi tìm hiểu nhé!

Mức nộp án phí lệ phí khi ly hôn

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định về mức án phí dân sự sơ thẩm hiện nay là 300.000 đồng.

Án phí dân sự sơ thẩm được quy định như sau:

  • Giá trị tài sản từ 6.000.000 đồng trở xuống: án phí là 300.000 đồng
  • Giá trị tài sản trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp
  • Giá trị tài sản trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: án phí là 20.000.000 đồng + 4% x (giá trị tài sản có tranh chấp từ 400.000.000 đồng)
  • Giá trị tài sản trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: án phí là 36.000.000 đồng + 3% x ( giá trị tài sản có tranh chấp từ 800.000.000 đồng)
  • Giá trị tài sản trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: án phí là 72.000.000 đồng + 2% x ( giá trị tài sản có tranh chấp từ 2.000.000.000 đồng)
  • Giá trị tài sản từ 4.000.000.000 đồng trở lên: án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% x ( giá trị tài sản có tranh chấp từ 4.000.000.000 đồng)

Người nộp đơn không thuộc các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí có nghĩa vụ nộp tạm ứng lệ phí Tòa án là 300.000 đồng khi đề nghị giải quyết các yêu cầu về hôn nhân gia đình quy định tại điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

  • Lưu ý:
  • Trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn thì hai bên có thể thỏa thuận về việc tạm ứng lệ phí, nếu không thỏa thuận được thì mỗi bên chịu 50% tạm ứng lệ phí.
  • Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì sẽ phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà sẽ được hưởng.
  • Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm theo quy định thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm phải chịu theo quy định pháp luật.
Người nào phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án ly hôn năm 2022
Người nào phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án ly hôn năm 2022

Người nào phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án ly hôn năm 2022

Án phí sơ thẩm ly hôn

Khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Đồng thời, theo điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị quyết 326/2016:

Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí

Như vậy, trong trường hợp đơn phương ly hôn thì nguyên đơn (người nộp đơn) phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu hay không. Nếu thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Án phí phúc thẩm ly hôn

Cũng tại Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo trừ trường hợp được miễn hoặc kohong phải chịu án phí phúc thẩm.

Nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Đồng thời, Tòa án phúc thẩm xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm nêu trên.

Nếu Tòa án phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp này được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Lệ phí Tòa án

Theo khoản 2 Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 2015, với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí trường hợp được miễn hoặc không phải nộp.

Nếu vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.

Thời hạn nộp án phí trong vụ ly hôn

Theo Điều 17 Nghị quyết 326, thời hạn nộp án phí ly hôn được quy định như sau:

  • Tạm ứng án phí sơ thẩm: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo của Tòa về việc nộp tạm ứng án phí sơ thẩm.
  • Tạm ứng án phí phúc thẩm: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
  • Tạm ứng lệ phí: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Án phí, lệ phí Tòa án: Khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, khoản 3 Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ:

Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải chịu án phí, lệ phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa có hiệu lực pháp luật, số tiền án phí phải nộp sẽ được tính từ tiền tạm ứng án phí trước đó và nộp ngay vào ngân sách Nhà nước.

Nếu được trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền tạm ứng đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp sẽ được cơ quan thi hành án làm thủ tục trả lại tiền.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Người nào phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án ly hôn năm 2022”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về kết hôn với người nước ngoài, kết hôn với người Đài Loan, xác nhận tình trạng hôn nhân, kết hôn với người nước ngoài, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Nơi nộp tạm ứng án phí sơ thẩm, lệ phí Tòa án?

Theo khoản 2 Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự, tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc Nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.
Do đó, các đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền ngay sau khi nhận được thông báo của Tòa án.

Có được miễn nộp tiền án phí ly hôn không?

Theo điểm đ Điều 12 Nghị quyết 326, các trường hợp sau đây có thể được miễn nộp án phí ly hôn:
Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo;
Người cao tuổi;
Người khuyết tật;
Người có công với cách mạng;
Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
Các đối tượng này cũng được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án.

Gặp sự kiện bất khả kháng, vợ, chồng được giảm án phí ly hôn?

Đây là nội dung nêu tại Điều 13 Nghị quyết 326. Cụ thể, khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 326 nêu rõ:
Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.
Đồng thời, để được miễn, giảm án phí ly hôn thì người được miễn, giảm phải làm đơn đề nghị. Theo đó, hồ sơ nộp cần có:
Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án. Trong đơn phải có các nội dung sau: Ngày, tháng, năm làm đơn; Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn; Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.
Các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm