Xin chào Luật sư X, tôi năm nay 56 tuổi, cư trú tại Đức Phổ, Quảng Ngãi, con trai tôi cuối tháng 9 năm nay sẽ hoàn thành chương trình tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Con trai tôi sau khi học xong có nguyện vọng hoạt động với cương vị Điều tra viên hình sự. Do tôi không nắm rõ được quy định về ngành này, mong Luật sư giải đáp giúp tôi: Điều tra viên hình sự có cần trình độ đại học không? Và còn kèm theo những điều kiện nào khác hay không? Xin cảm ơn Luật sư!
Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc và băn khoăn của anh thông qua bài viết dưới đây. Mời anh và các độc giả cùng đón đọc!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
Điều tra viên hình sự là ai?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 đã đưa ra quy định về Điều tra viên thì Điều tra viên được hiểu như sau:
“Điều 45. Điều tra viên
1. Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.
2. Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:
a) Điều tra viên sơ cấp;
b) Điều tra viên trung cấp;
c) Điều tra viên cao cấp.”
Như vậy, có thể hiểu điều tra viên sẽ là người thực hiện những nhiệm vụ trong quá trình điều tra. Nằm trong phạm vi công việc được phân công thực hiện bao gồm các công việc khởi tổ vụ án hình sự, điều tra vụ án hình sự.
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều tra viên hình sự
Điều tra viên hình sự được giao cho các trách nhiệm, quyền hạn được quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sau đây:
– Trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, lập hồ sơ vụ án hình sự theo quy định;
– Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa (Luật sư,…) hoặc yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định pháp luật;
– Triệu tập, hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác/báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
– Thực hiện lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
– Điều tra viên là người quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can hoặc quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại hoặc quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát và là người có quyền quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
– Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra. Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam;
– Thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng theo quy định pháp luật;
– Điều tra viên là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác theo quy định pháp luật thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Điều kiện để trở thành điều tra viên hình sự
Theo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định về điều kiện để trở thành điều tra viên hình sự sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây căn cứ theo Điều 46:
“Điều 46. Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”
Điều tra viên hình sự có cần trình độ đại học không?
Theo như khoản 2 Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định như trên, có thể thấy, muốn trở thành một Điều tra viên hình sự, công dân không những phải có trình độ đại học mà còn phải là những trường đại học có ngành học đặc thù để đáp ứng với tiêu chí ngành. Ví dụ như: Đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc từ cử nhân luật trở lên.
Ngoài ra, còn có những điều kiện ngặt nghèo khác nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ Điều tra viên hình sự, một ngành nghề đòi hỏi tính phán đoán và nghiệp vụ cao.
Đó chỉ mới là tiêu chuẩn chung để trở thành Điều tra viên. Khi xét ngạch còn có 03 ngạch là Điều tra viên sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Muốn được xét vào 03 ngạch này cũng cần có những tiêu chuẩn đòi hỏi cao hơn.
Như vậy, Điều tra viên hình sự có cần trình độ đại học. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
2. Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp:
a) Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm;
b) Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
c) Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.
2. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
a) Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
c) Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
d) Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
đ) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
Có thể thấy, dù là bất cứ phân ngạch nào thì để trở thành Điều tra viên hình sự đều cần đáp ứng tiêu chuẩn chung tạo Điều 46 như đã phân tích trên. Ngoài ra, còn có trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Điều tra viên hình sự được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật này.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Điều tra viên hình sự cần trình độ đại học không theo QĐ mới 2022” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xác nhận tình trạng hôn nhân… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vu khống QĐ 2022
- Cảnh sát hình sự có được kiểm tra hành chính hay không?
- Người phạm tội bị tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Câu hỏi thường gặp
Trong một số trường hợp, pháp luật cho phép được tiến hành thay đổi điều tra viên đã được phân công điều tra vụ án hình sự hoặc phải từ chối tham gia vụ án hình sự nếu được phân công khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Điều tra viên tham gia vụ án hình sự với tư cách là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo hoặc điều tra viên là bị hại, đương sự của vụ án hình sự;
– Điều tra viên tham gia vụ án hình sự với vai trò là người bào chữa, người dịch thuật, người làm chứng, người giám định trong vụ án mà mình được phân công điều tra hoặc chuẩn bị chấp hành nhiệm vụ điều tra;
– Hoặc có căn cứ rõ ràng chứng minh rằng/cho rằng điều tra viên không vô tư, khách quan khi thực hiện điều tra vụ án hình sự đó;
– Điều tra viên cũng phải từ chối tham gia vụ án hình sự hoặc phải đề nghị thay đổi nếu họ đã tham gia vụ án hình sự với tư cách là Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, hoặc Hội thẩm của vụ án hình sự đó;
Thứ nhất, Điều tra viên là chức danh tư pháp, là người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra, được lựa chọn theo tiêu chuẩn luật định về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực thực tế và các chứng chỉ nghề nghiệp để phục vụ cho hoạt động điều tra hình sự và được người có thẩm quyền bổ nhiệm.
Thứ hai, Điều tra viên được tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Thứ ba, trong hoạt động điều tra hình sự Điều tra viên có các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật TTHS và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Căn cứ Điều 56 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên, cụ thể như sau:
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.
Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;
b) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.