FWB (viết tắt của cụm từ Friends with benefits) là thuật ngữ không còn xa lạ đối với nhiều người, nhất là đối với giới trẻ. Thuật ngữ này chỉ những mối quan hệ giữa hai người bạn dựa trên lợi ích về tình dục chứ không có tình yêu. Nhiều người thắc mắc không biết xét dưới góc độ pháp luật thì mối quan hệ FWB có vi phạm pháp luật không? Khi nào thì FWB vi phạm pháp luật theo quy định? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “FWB có vi phạm pháp luật không?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm FWB
FWB thật ra là viết tắt của từ “Friends with benefits” trong tiếng Anh, được hiểu theo nghĩa là “bạn bè với những lợi ích”, ý chỉ những mối quan hệ “trên mức thân thiết” giữa 2 người bạn.
Cụm từ FWB được ra đời trên nguyên lý: Tình bạn kết hợp với tình dục nhưng không phải tình yêu, nhằm chỉ những mối quan hệ “trên tình bạn dưới tình yêu”, khi cả 2 người trong mối quan hệ sẽ trao cho nhau những những lợi ích về thể xác và vật chất dựa trên sự tự nguyện, và không cần phải ràng buộc về bất cứ điều gì như danh phận, thời gian.
FWB thật ra là một “cứu cánh” dành cho những ai theo chủ nghĩa độc thân nhưng vẫn được đáp ứng những nhu cầu thực tế của bản thân bởi vì trong 1 mối quan hệ FWB, không có sự ràng buộc nào về tương lai hay con cái. Vậy FWB có vi phạm pháp luật không?
Hiện nay, có những kiểu FWB sau:
Bạn thân FWB: Tình bạn thân giữa hai người đã quá lâu và chắc chắn không thể nảy sinh tình yêu mà chỉ cần thỏa mãn nhu cầu tình dục khi cần. Đây là kiểu quan hệ FWB xuất hiện phổ biến nhất hiện nay.
Quan hệ mạng lưới (NO): Họ gặp nhau tại một nhóm người đi chơi chung với nhau. Hay nói cách khác là cả hai quen biết nhau qua bạn chung, hoặc gặp gỡ trên mạng xã hội, game,…
Tình một đêm (One night stand hay 419): Là mối quan hệ tự nguyện sau một đêm mặn nồng của hai người xa lạ. Có thể vẫn giữ liên lạc và gặp nhau khi có nhu cầu tình dục.
Người yêu cũ (EX): Sau khi chia tay, hai người không còn tình cảm nhưng họ chưa có thấy người mới và còn sự hoà hợp về chuyện giường chiếu. Do đó, họ vẫn duy trì mối quan hệ để giải tỏa nhu cầu sinh lý.
Nguồn gốc ra đời của FWB
Để trả lời cho câu hỏi FWB có vi phạm pháp luật không, chúng ta cần biết nguồn gốc của thuật ngữ này xuất phát từ đâu. Theo đó, cụm từ FWB bắt nguồn từ bộ phim “Friends with benefits”, nghĩa tiếng Việt là “Yêu nhầm bạn thân”. Trong bộ phim, một giám đốc nghệ thuật có tên là Jamie và nhân viên của Công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao đều chia tay người yêu và tìm đến nhau để tâm sự.
Tuy nhiên, cả hai đều không muốn bắt đầu một mối quan hệ yêu đương và chỉ coi nhau như người bạn tâm tình. Tuy nhiên tâm sự thôi chưa đủ, hai người bị hấp dẫn về thể xác. Từ đó, họ đi đến quyết định hợp tác với nhau để giải tỏa cả về tâm hồn và tình dục. Có lẽ vì lý do đó mà FWB xuất hiện và dần dà được sử dụng nhiều hơn
Tiếp theo, sự xuất hiện của khi ứng dụng Tinder (ứng dụng hẹn hò trực tuyến) từ những ngày đầu phát triển khiến FWB ngày càng trở nên phổ biến hơn và được rất nhiều bạn trẻ áp dụng. Khi người dùng đăng tải các nhu cầu bản thân như FWB lên trang cá nhân thì xu hướng tạo mối quan hệ WFB cũng phổ biến hơn rất nhiều.
FWB có vi phạm pháp luật không?
Trên thực tế, hai người đã đủ tuổi và tự nguyện có quan hệ là điều không trái pháp luật. Vậy FWB có vi phạm pháp luật không? Việc xem xét mối quan hệ Vậy FWB có vi phạm pháp luật không thì cần xem dưới nhiều góc độ. Vì FWB cũng là một vấn đề về quan hệ tình dục xuất phát từ nhu cầu của hai bên mà không hề có bất cứ sự ràng buộc nào.
- Về độ tuổi: Độ tuổi hợp pháp để có thể quan hệ tình dục tự nguyện theo pháp luật hình sự Việt Nam là đủ 16 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi đã có thể nhận thức các vấn đề tâm sinh lý và chịu trách nhiệm về hành vi này.
- Về tính tự nguyện, không bị ép buộc, đe dọa, mà phải xuất phát từ nhu cầu, tự nguyện quan hệ của cả hai người thì đã đáp ứng được yêu cầu về tính tự nguyện (ngoại trừ hành vi mua dâm)
- Về nhận thức: Hai người có đủ kiến thức và khả năng kiểm soát mối quan hệ FWB không vượt qua ranh giới “ở trên tình bạn, ở dưới tình yêu”.
- Về đạo đức: Đây cũng là mối quan hệ cần có nhận thức đúng đắn về đạo đức, phòng tránh các hệ lụy như bạo lực, tệ nạn xã hội, nạo phá thai hay vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình,…
Khi nào thì FWB vi phạm pháp luật?
FWB không còn là vấn đề khiến mọi người dè dặt khi nhắc đến trong cuộc sống hiện đại. Tất nhiên, FWB không bị cấm và chỉ hợp pháp khi hai bên hoàn toàn tự nguyện và đủ tuổi theo quy định pháp luật. Nhưng, nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, hãy cẩn thận vì bạn đã vi phạm pháp luật và có thể bị truy tố hình sự về các tội phạm sau đây:
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người chưa đủ 16 tuổi
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự 2015, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trong đó, giao cấu được khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.
Như vậy, nếu “partner” của bạn hoàn toàn tự nguyện khi quan hệ nhưng chưa đủ 16 tuổi thì có thể bạn bị truy cứu trách nhiệm theo tội nêu trên.
Tội mua dâm người chưa đủ 18 tuổi
Thực tế đã có rất nhiều thắc mắc về vấn đề FWB có vi phạm pháp luật không. Theo quan điểm của chúng tôi, hai vấn đề này khác nhau từ khái niệm và bản chất nên không thể kết tội tình một đêm là mua bán dâm nếu hai bên tự nguyện và đủ tuổi theo quy định pháp luật.
Vấn đề chỉ xảy ra khi “đối tác” của bạn chưa đủ 18 tuổi, và điều này có thể khiến bạn bị truy cứu theo quy định tại Điều 329 Bộ luật hình sự 2015, khung hình phạt tù là từ 01 năm đến 05 năm.
Tội hiếp dâm
Có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi tại sao tình một đêm lại có thể bị truy tố theo tội Hiếp dâm. Mặc dù đa số các trường hợp “419” đều tự nguyên, nhưng không thể loại trừ khả năng “tình một đêm” có tồn tại yếu tố cưỡng ép để giao cấu.
Nếu FWB xuất phát từ sự cưỡng ép để giao cấu hoặc cưỡng ép người dưới 16 tuổi giao cấu thì có thể bị truy cứu theo quy định tại Điều 141, 142 Bộ luật hình sự 2015.
Ngoài ra, nếu mối quan hệ FWB chung sống như vợ chồng đối với người đang có gia đình là hành vi vi phạm về chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
- Theo điều 59 Nghị định 82/2020 xử phạt hành chính đối với hành vi nào phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Theo điều 182 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), hành vi trên bị phạt cảnh báo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm. Phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm nếu làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên ly hôn.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đơn phương hủy hợp đồng công chứng mua bán nhà đất 2022?
- Lệ phí công chứng cho tặng nhà đất là bao nhiêu?
- Cách tính thuế nhà đất khi làm sổ hồng như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “FWB có vi phạm pháp luật không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; cấp đổi lại sổ đỏ, đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất thổ cư, kết hôn với người nước ngoài… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi bước vào mối quan hệ friend with benefit, bạn có khả năng đánh mất cảm xúc hoặc mất cân bằng cảm xúc yêu thực sự của chính mình. Bởi khi quan hệ tình dục nhưng không trong sự ràng buộc, rất dễ đánh mất sự sự tin tưởng trong tình yêu.
Hơn nữa, một số người sau khi quan hệ tình dục với người bạn FWB, vô tình một trong hai nảy sinh tình cảm với đối phương. Thực thế, điều này sẽ không tốt nếu người kia không muốn có tình cảm lãng mạn với họ. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và cảm xúc của người có tình cảm. Họ mong muốn phát triển mối quan hệ hơn, bị cảm xúc chi phối và dính mắc trong mối quan hệ.
Một số điều không mong muốn xảy ra như: mắc các bệnh lây qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn,…
Nếu đơn thuần là mối quan hệ “trên tình bạn – dưới tình yêu” vì mục đính thỏa mãn nhu cầu tình dục thì không coi là mua dâm, thâm chí pháp luật không can thiệp.
Tuy nhiên hiên nay rất phổ biến tình trạng tìm kiếm đối tượng trong mỗi quan hệ không ràng buộc, quan hệ tình dục và chu cấp tiền hàng tháng. Đối với trường hợp này có thể coi là hành vi mua dâm tra hình.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt từ 01 – 15 năm tù.