Xin chào Luật sư X. Tôi là Hương Hà, tôi xin chia sẻ vấn đề thắc mắc của tôi như sau: Tôi hiện tại đang làm việc và học tập tại Nga. Do khoảng cách địa lý và việc học bên này quá bận nên tôi không có thời gian về rút tiền tại ngân hàng. Tôi muốn nhờ chị gái tôi ra ngân hàng rút tiền có được hay không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Nhờ người thân rút tiền ngân hàng có được hay không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là hình thức đại diện theo ủy quyền một cách đơn phương và thực hiện những công việc theo nội dung ủy quyền trong văn bản.
Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền. Có nghĩa là, hành vi này mang tính chất đơn phương. Bởi vậy, công việc được ủy quyền không mang tính chất cắt buộc đối với bên được ủy quyền. Do ý chí chủ quan của người ủy quyền. Do bản chất, đây là một hoạt động ủy quyền đơn phương.
Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.
Nhờ người thân rút tiền ngân hàng có được hay không?
Theo Điều 4 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) quy định về ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán như sau:
1. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.
2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.
3. Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
Như vậy, chủ tài khoản có được phép ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình. Tuy nhiên, việc ủy quyền phải được lập bằng văn bản.
Trường hợp nào ngân hàng không chấp nhận thanh toán cho người được uỷ quyền?
Ngân hàng không chấp nhận thanh toán cho người được uỷ quyền trong các trường hợp sau:
– Chữ ký và mã hiệu (nếu có) của người uỷ quyền không đúng như đã đăng ký tại NHNo nơi giao dịch.
– Người được uỷ quyền không có chứng minh thư
– Sổ tiền gửi tiết kiệm đang trong thời gian theo dõi báo mất.
Thủ tục rút tiền ngân hàng theo ủy quyền khi chủ thể đang ở nước ngoài
Người được uỷ quyền khi đến rút tiền ngân hàng theo uỷ quyền phải có những giấy tờ sau:
– Sổ tiền gửi tiết kiệm đứng tên chủ sở hữu là người ủy quyền.
– Chứng minh thư của người được uỷ quyền.
– Giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND xã, phường nơi người ủy quyền cư trú
Để xin xác nhận khi đang ở nước ngoài bạn thực hiện các bước sau:
– Cá nhân gặp luật sư để xác nhận chữ ký.
– Soạn thảo trước giấy ủy quyền (ủy quyền cho ai tên họ, số CMND, ngày tháng năm sinh) và ủy quyền tất toán sổ tiết kiệm số
– Cuối cùng là liên hệ với Bộ Ngoại Giao tại nơi bạn đang sinh sống, đóng dấu nữa là hoàn tất giấy ủy quyền và đầy đủ giá trị pháp lý cho người ở Việt Nam (lưu ý gửi bản gốc giấy ủy quyền về cho người được ủy quyền ở Việt Nam).
Nội dung của giấy ủy quyền phải có đủ các yếu tố sau:
- Họ tên, chứng minh thư, địa chỉ của người uỷ quyền và người được uỷ quyền.
- Nội dung phạm vi và thời gian uỷ quyền. Trường hợp uỷ quyền không ghi rõ thời gian thì chỉ có hiệu lực một năm kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền (theo bộ luật dân sự hiện hành).
- Chữ ký, mã hiệu (nếu có) của người uỷ quyền (đúng như đã đăng ký khi gửi) và chữ ký của người được uỷ quyền.
Thủ tục làm giấy ủy quyền:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật công chứng 2014 quy định:
“Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.“
Theo quy định này thì cá nhân có thể liên hệ văn phòng công chứng để tiến hành làm văn bản ủy quyền theo ý muốn và công chứng văn bản này; đồng thời mời người làm chứng đến chứng kiến việc thực hiện ủy quyền cũng như ký tên xác nhận vào văn bản ủy quyền (trường hợp không trực tiếp ký tên được vào giấy ủy quyền thì sẽ được điểm chỉ theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật công chứng 2014.)
Hướng dẫn làm giấy ủy quyền cho người thân rút tiền ngân hàng khi chủ tài khoản mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không tự mình thực hiện được việc rút tiền hoặc thực hiện các giao dịch khác phải có giấy ủy quyền hợp lệ theo quy định pháp luật thì ngân hàng mới chấp nhận cho rút. Nên trường hợp người thân của chủ tài khoản đi rút tiền bị từ chối diễn ra phổ biến
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có đề cập đến việc yêu cầu Tòa án tuyên bố chị của bạn bị mất năng lực hành vi dân sự để người đại diện theo pháp luật của chị được thay mặt chị rút tiền từ tài khoản ngân hàng.
Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp một người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Căn cứ quy định này, chị của bạn chỉ bị hạn chế một số khả năng như viết do tại biến, đột quỵ, nhưng vẫn có khả năng nhận thức vấn đề và diễn đạt bằng lời nói nên không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự như quy định trên. Do vậy chị của bạn có thể toàn quyền thực hiện các giao rút tiền gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, do không thể ký hồ sơ giao dịch rút tiền gửi tại ngân hàng, chị của bạn có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện giao dịch và khi thực hiện ủy quyền cần tuân theo một số quy định riêng.
Cụ thể, Khoản 2 Điều 47 Luật công chứng 2014 quy định:
Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
Sau khi gia đình hoàn thành xong văn bản ủy quyền được công chứng theo quy định pháp luật. Người được ủy quyền có thể mang giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền.
Hướng dẫn rút tiền ngân hàng khi người thân mất đột ngột
Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tiền lương làm thêm giờ có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
- Tranh chấp tiền lương là gì theo quy định pháp luật năm 2022?
- 7 thắc mắc về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Nhờ người thân rút tiền ngân hàng có được hay không?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trình tự, thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh, thủ tục giải thể công ty, tạm ngừng doanh nghiệp… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 10 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định về mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng như sau:
Người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Người chưa đủ 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.
Tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về việc đóng tài khoản thanh toán của cá nhân như sau:
1. Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:
a) Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;
b) Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
đ) Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 179 Bộ luật hình sự 2015 được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội chiếm giữ trái phép tài sản, theo đó:
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.