Tranh chấp tiền lương là gì theo quy định pháp luật năm 2022?

bởi Gia Vượng
Tranh chấp tiền lương là gì theo quy định pháp luật năm 2022?

Xin chào Luật sư X. Tôi có làm việc tại một công ty sản xuất hàng gia dụng tại Hà Nội, tôi được bổ nhiệm làm trưởng ban nhưng hiện tại hàng tháng mức lương được lĩnh không theo quy chế lương của công ty. Tôi thắc mắc trường hợp này đề nghị thanh tra lại lương và đề nghị tính lại lương có được không? Pháp luật quy định về tranh chấp tiền lương là gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp tiền lương là gì theo quy định hiện hành?

Theo Điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương, cụ thể như sau:

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật lao động 2019 quy định về trả lương như sau:

– Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

– Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

– Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Trong trường hợp công ty bạn đã xây dựng quy chế lương thì có trách nhiệm thanh toán và chi trả đúng, đủ cho người lao động của mình. Bộ luật lao động có quy định:

“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Như vậy, nếu công ty không thực hiện đúng bạn có thể kiến nghị lên cấp có thẩm quyền để yêu cầu doanh nghiệp trả lương đúng theo thỏa thuận và xử phạt doanh nghiệp về hành vi này.

Tranh chấp tiền lương là gì?
Tranh chấp tiền lương là gì?

Pháp luật quy định về tiền lương làm thêm giờ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

– Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

– Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ=Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%xSố giờ  làm thêm

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

– Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ=Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%xSố sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

– Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:

– Tiền lương làm việc vào ban đêm theo khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được tính theo công thức sau:

– Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm=Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường+Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 30%xSố giờ làm việc vào ban đêm

Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định này.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Tranh chấp tiền lương là gì theo quy định pháp luật năm 2022?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trình tự, thủ tục giải thể công ty, tạm ngừng doanh nghiệp… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Mức lương cơ sở năm 2022 là bao nhiêu?

Căn cứ điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Mức lương này dùng làm căn cứ:
Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.
Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Công ty không trả lương cho người lao động thì quy định thì xử phạt thế nào?

Căn cứ khoản 1 điều 5 và khoản 2 điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, phạt tiền đối với người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo các mức sau đây:
Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động.
Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
Từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
Từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Mức phạt trên áp dụng với trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân; nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt tiền gấp đôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm