Việc lập di chúc để lại tài sản cho người khác sau khi chết nhằm bảo đảm tài sản được nhiều người nghĩ tới. Tuy nhiên tài sản để lại đó là gì? Đối tượng được hưởng trong di chúc là ai cũng là yếu tố quan trọng để xem xét người đó có được hưởng thừa kế hay không. Cùng Luật sư X tìm hiểu việc vấn đề đã thôi quốc tịch có được nhận thừa kế hay không?
Căn cứ pháp lý
Luật quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)
Thông tư 15/2011/TT-NHNN
Nội dung tư vấn
Quy định về quốc tịc Việt Nam
Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam thể hiện quyền; nghĩa vụ của một người với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ngược lại.
Quốc tịch Việt Nam về cơ bản được trao cho một người (tự động hoặc qua thủ tục pháp lý) theo quan hệ huyết thống; tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ.
Nhà nước Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam (trừ một số ngoại lệ đặc biệt); nhưng cũng đồng thời không cấm công dân được mang thêm các quốc tịch khác; nghĩa là công dân Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài thì không mất quốc tịch Việt Nam.
Theo Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định về quốc tịch như sau:
- Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
- Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam; cũng không có quốc tịch nước ngoài.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam; từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống; con, cháu của họ đang cư trú; sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài; người không quốc tịch thường trú; tạm trú ở Việt Nam.
Như vậy; việc thôi quốc tịch Việt Nam có nghĩa là công dân đó sẽ mang một quốc tịch; trong trường hợp không có quốc tịch; trong trường hợp này có thể gọi là người nước ngoài.
Di chúc có yếu tố nước ngoài
Di chúc là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết đi. Theo đó, di chúc có di chúc miệng; di chúc bằng văn bản. Chỉ khi không thể lập bằng văn bản thì mới sử dụng hình thức di chúc miệng.
Như vậy, di chúc có yếu tố nước ngoài là di chúc có một; một số đặc điểm liên quan đến nước ngoài:
- Người lập di chúc và người nhận thừa kế theo di chúc là người nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Địa điểm lập di chúc ở nước ngoài;…
Có thể tiến hành hành để lại di chúc cho người nước ngoài được không?
Không chỉ người để lại di sản có thể lập di chúc ở nước ngoài; còn có thể để lại tài sản của mình cho người ở nước ngoài; có quốc tịch nước ngoài.
Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền của người lập di chúc:
- Chỉ định người thừa kế;
- Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc; người quản lý di sản; người phân chia di sản.
Như vậy, nếu một công dân thôi quốc tịch Việt Nam có thể được hưởng thừa kế. Tuy nhiên cần phải xem xét tài sản thừa kế để lại đó là gì; bởi pháp luật Việt Nam quy định những loại tài sản khi được hưởng thừa kế phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Một số loại tài sản cần lưu ý khi lập di chúc
Đối với tài sản là nhà ở
Người nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014; mới có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; nếu không thì chỉ được hưởng giá trị của căn nhà đó.
Cụ thể, theo Điều 8 Luật Nhà ở 2014; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Với người nước ngoài thì được nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam gồm: căn hộ chung cư; nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
- Không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
Trong đó, người nước ngoài chỉ được nhận thừa kế không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư. Nếu không thuộc các trường hợp trên thì người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó. Người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận; có thể được gia hạn nếu có nhu cầu. Thời hạn sở hữu nhà ở phải ghi rõ trong giấy chứng nhận.
Tài sản là đất ở
Điều 186 Luật đất đai người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở thì cũng có quyền sở hữu đất ở gắn liền với nhà ở tại Việt Nam; được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở.
Người nhận thừa kế theo di chúc sẽ không được cấp Giấy chứng nhận nếu là:
- Người nước ngoài;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam.
Những người này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở khi nhận thừa kế nhưng được chuyển nhượng; tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế cho người khác.
- Được đứng tên bên bán trong Hợp đồng mua bán nhà;
- Được đứng tên bên tặng cho trong Hợp đồng tặng cho đất;
- Nếu chưa bán; cho thì có thể ủy quyền về việc nhận thừa kế gửi cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Ngoài ra, người nhận thừa kế không được cấp giấy chứng nhân có thể ủy quyền cho người khác trông nom; tạm sử dụng và thực hiện nghĩa vụ về đất đai.
Tài sản là tiền mặt
Theo quy định tại Thông tư 15/2011/TT-NHNN, nếu tài sản thừa kế theo di chúc là tiền mặt mà người hưởng di sản muốn mang theo ra nước ngoài thì phải khai báo Hải quan nếu trên:
- 5000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
- 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu mang séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm các loại chứng khoán và giấy tờ khác có giá trị bằng ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam thì không cần phải khai báo.
Mời bạn đọc xem thêm
- Người được hưởng thừa kế theo pháp luật chết trước người để lại di sản thì sẽ được giải quyết thế nào?
- Người nước ngoài có được hưởng thừa kế đất theo di chúc không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Đã thôi quốc tịch có được nhận thừa kế . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:
– Điều kiện với tổ chức: Tổ chức thì phải Giấy chứng nhận đầu tư; giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở.
– Điều kiện đối với cá nhân: Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam; Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà tổ chức; cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
– Tổ chức; cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở; pháp luật liên quan;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh; văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi là tổ chức).
– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.